• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.292,98 +4,42/+0,34%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.292,98   +4,42/+0,34%  |   HNX-INDEX   238,02   +0,23/+0,10%  |   UPCOM-INDEX   100,08   +0,74/+0,75%  |   VN30   1.349,45   +4,81/+0,36%  |   HNX30   499,31   +0,46/+0,09%
20 Tháng Hai 2025 8:17:42 CH - Mở cửa
Cuộc đua sinh tồn của ngân hàng số
Nguồn tin: Tạp chí Nhà quản trị | 18/02/2025 9:40:00 SA
Khả năng sinh lời đang là câu hỏi lớn nhất của các ngân hàng số tại Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực chứng minh về tính hiệu quả, tinh gọn và hiện đại.
 
Ra mắt từ hơn một thập kỷ trước, nhưng mô hình ngân hàng số tại Việt Nam vẫn đang loay hoay để có lợi nhuận giữa áp lực cạnh tranh khốc liệt, rủi ro tín dụng cao và những thách thức về hành lang pháp lý.
 
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ít nhất 16 trên tổng số hơn 45 ngân hàng số đã đạt điểm hòa vốn, theo đánh giá của Fitch Ratings, con đường tới lợi nhuận tại Việt Nam vẫn đầy chông gai.
 
Ông Tamma Febrian, Giám đốc phụ trách định chế tài chính tại Fitch Ratings cho biết, yếu tố quyết định thành công của một ngân hàng số nằm ở hai điểm cốt lõi: khả năng tạo khác biệt trên thị trường và năng lực quản trị rủi ro đối với nhóm khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp.
 
"Chúng tôi thấy triển vọng để nhiều ngân hàng số tại Việt Nam có thể sinh lời, nhưng điều này sẽ phụ thuộc phần lớn vào hai yếu tố trên", ông Febrian nói.
 
Cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng số
 
Hiện tại, Việt Nam có khoảng bảy ngân hàng số hoạt động, nhưng tất cả đều phải có sự bảo trợ từ một ngân hàng truyền thống.
 
Cách tiếp cận này không mới. Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Đài Loan cũng áp dụng mô hình tương tự, yêu cầu ngân hàng số phải có sự hậu thuẫn từ các ngân hàng truyền thống, hoặc tập đoàn tài chính lớn nhằm giảm thiểu rủi ro khi vận hành một mô hình kinh doanh mới.
 
Theo đánh giá của The Business Times, Cake by VPBank đang là ngân hàng số hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam. Ra đời năm 2021 dưới sự bảo trợ của VPBank, Cake cung cấp dịch vụ tài chính dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo, tối ưu hóa vận hành và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
 
"Ngân hàng số và ngân hàng truyền thống không đối đầu nhau, mà thực chất đang bổ trợ để cùng giải bài toán tài chính toàn diện tại Việt Nam", ông Nguyễn Hữu Quang, CEO của Cake nhận định.
 
Ông Quang cho rằng, ngân hàng số có lợi thế tiếp cận các nhóm khách hàng mà ngân hàng truyền thống chưa thể phục vụ hiệu quả, như tài xế công nghệ, lao động tự do hay người bán hàng trực tuyến.
 
Trong khi đó, các ngân hàng truyền thống thường e ngại cấp tín dụng cho nhóm khách hàng này do thiếu lịch sử tín dụng, không có tài sản đảm bảo hoặc vướng quy trình xét duyệt phức tạp. Với lợi thế công nghệ, ngân hàng số có thể khắc phục những hạn chế đó bằng các giải pháp tự động hóa, giúp quy trình nhanh hơn và tiết kiệm hơn.
 
Tính đến cuối năm 2024, Cake đã có 5 triệu khách hàng. The Business Times ước tính, doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng tại Cake đạt 12 USD, tăng khoảng 3 lần so với năm trước đó. Các nguồn thu của Cake chủ yếu đến từ phát hành thẻ tín dụng, ứng tiền nhanh, đầu tư vi mô, tiết kiệm và mua trước trả sau.
 
Hệ sinh thái đối tác của Cake cũng rất đa dạng, từ nền tảng gọi xe Be, ứng dụng giải trí VieON, đến chuỗi bán lẻ điện tử lớn nhất Việt Nam là Thế Giới Di Động.
 
The Business Times tin rằng, doanh thu của Cake đã tăng ít nhất 7 lần trong năm ngoái. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này đến từ việc tối ưu hóa vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng nhờ công nghệ hiện đại.
 
 
"Con dao hai lưỡi"
 
Dù tiềm năng tăng trưởng cao, ngân hàng số cũng đối mặt với nhiều rủi ro. Nguồn thu chủ yếu đến từ chênh lệch lãi suất giữa cho vay và đầu tư, với lợi thế cạnh tranh nằm ở khả năng cấp các khoản vay không tài sản đảm bảo một cách nhanh chóng.
 
Nhưng đi kèm với đó là bài toán "rủi ro tín dụng", đặc biệt trong dài hạn.
 
"Đây là nghịch lý lớn nhất của mô hình ngân hàng số", ông Bùi Hải An, cố vấn cấp cao và cựu Phó tổng giám đốc Timo, một trong những ngân hàng số đầu tiên tại Việt Nam, thành lập từ năm 2015 nhận xét.
 
Theo các chuyên gia từ Fitch Ratings, các khoản vay cho nhóm khách hàng chưa có lịch sử tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thu nhập không ổn định và khả năng chi trả thấp có thể dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng và chi phí tín dụng cao hơn.
 
Mức độ rủi ro này phụ thuộc vào khả năng thẩm định tín dụng, mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và sức mạnh tài chính của từng đơn vị.
 
Tuy nhiên, các ngân hàng số tại Việt Nam cũng có lợi thế là thị trường còn rất nhiều khách hàng chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng truyền thống, tạo cơ hội khai thác tiềm năng lợi nhuận lớn hơn so với các thị trường phát triển.
 
"Trong 3 - 5 năm tới, Cake đặt mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng số dẫn đầu Đông Nam Á, đồng thời lọt vào nhóm 5% ngân hàng số có lợi nhuận trên thế giới", CEO Nguyễn Hữu Quang ước tính một ngân hàng số hàng đầu khu vực có thể đạt lợi nhuận từ 30 - 50 triệu USD/năm.
 
Ngân hàng số có thể "tách mẹ"?
 
Dù có nhiều đổi mới và bước tiến đáng kể, các ngân hàng số tại Việt Nam vẫn phải hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ và chịu ràng buộc từ các ngân hàng bảo trợ.
 
Theo quy định, ngân hàng số và ngân hàng bảo trợ phải phối hợp thiết kế sản phẩm tài chính, cấp tín dụng theo cách đảm bảo an toàn hệ thống, dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
 
"Các ngân hàng số tại Việt Nam vẫn đang nỗ lực chứng minh rằng họ có thể hoạt động tuân thủ chuẩn mực, thậm chí còn nhanh hơn và tốt hơn ngân hàng truyền thống. Điều này nhằm tạo vị thế vững chắc trong trường hợp chính sách cấp phép ngân hàng số độc lập được triển khai trong tương lai", ông Hải An nhận định.
 
Theo ông An, nếu một ngân hàng số tại Việt Nam có thể tự mình sinh lời dựa trên chuẩn mực kế toán, thì tốc độ tăng trưởng trong tương lai sẽ còn mạnh mẽ hơn khi được phép hoạt động độc lập, nhờ vào mô hình vận hành tinh gọn.
 
Dù vậy, chặng đường phía trước vẫn còn đầy thách thức. Cuộc đua giữa ngân hàng số và ngân hàng truyền thống không chỉ là bài toán lợi nhuận mà còn là cuộc chơi về công nghệ, dữ liệu và niềm tin của khách hàng.