• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,37 +8,42/+0,68%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:10:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,37   +8,42/+0,68%  |   HNX-INDEX   213,41   +0,52/+0,24%  |   UPCOM-INDEX   92,92   -0,02/-0,02%  |   VN30   1.324,80   +5,14/+0,39%  |   HNX30   420,64   +2,29/+0,55%
08 Tháng Năm 2025 6:45:09 SA - Mở cửa
Ấn Độ đề xuất miễn thuế có điều kiện cho một số hàng hóa với Mỹ
Nguồn tin: Vietnam+ | 07/05/2025 11:46:25 SA

Theo các nguồn thạo tin, Ấn Độ đã đề xuất miễn thuế hoàn toàn đối với thép, phụ tùng ô tô và dược phẩm trên cơ sở có đi có lại, áp dụng cho một lượng hàng nhập khẩu nhất định trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Nếu vượt quá ngưỡng đề xuất, hàng nhập khẩu sẽ phải chịu mức thuế thông thường. 

Đề xuất trên được các quan chức thương mại Ấn Độ đưa ra trong chuyến thăm Washington vào cuối tháng trước. Theo đó, hai quốc gia đang ưu tiên một số lĩnh vực nhất định để sớm đạt được thỏa thuận trước khi kết thúc thời hạn tạm dừng 90 ngày đối với các biện pháp thuế quan đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Các nguồn tin cũng cho biết, Mỹ đã yêu cầu Ấn Độ giải quyết những lo ngại của họ xung quanh các Lệnh Kiểm soát Chất lượng (QCO) mà Mỹ coi là rào cản thương mại phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu của mình. Các tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc này đặt ra các tiêu chí mà cả nhà sản xuất trong nước và nước ngoài phải đáp ứng trước khi bán hàng tại Ấn Độ, nhưng chúng bị chỉ trích là thiếu minh bạch và không công bằng.

Phía Ấn Độ sẵn sàng xem xét lại các QCO hiện hành trong các lĩnh vực như thiết bị y tế và hóa chất, đồng thời đề xuất ký một thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Mỹ. Điều đó đồng nghĩa hai quốc gia sẽ chấp nhận các tiêu chuẩn và thông lệ quản lý của nhau.

Hiện chưa rõ liệu các đề xuất này có nằm trong thỏa thuận cuối cùng hay không.

Một báo cáo cho thấy từ chỉ 14 QCO trước năm 2014, con số này đã tăng lên hơn 140 kể từ năm 2017.

Các đề xuất của Ấn Độ được đưa ra sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức xuất khẩu. Các tổ chức này cho rằng việc loại bỏ thuế quan lẫn nhau đối với hàng công nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp trong nước hoặc khả năng cạnh tranh của họ.

Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, nước này đã xuất khẩu lượng dược phẩm trị giá 10,5 tỷ USD và hàng kỹ thuật trị giá 19,1 tỷ USD sang Mỹ trong năm tài chính 2024-2025 (kết thúc vào tháng 3/2025).

Tổng thống Trump hôm 4/5 đã gợi ý rằng một số thỏa thuận thương mại có thể được ký kết ngay trong tuần này, mang lại hy vọng cho các đối tác thương mại của Mỹ. Các nền kinh tế châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, nằm trong số những quốc gia dẫn đầu cuộc đua nhằm đạt được các thỏa thuận tạm thời với chính quyền của ông.

Hương Thủy/TTXVN (Tổng hợp)

Link gốc