Triển vọng ngành Phân bón 2018 được đánh giá Trung lập, dựa trên cơ sở:
(1) Tình trạng dư cung vẫn còn lớn. Theo thống kê của Bộ Công thương, thị trường phân bón cả nước hiện có 14.174 sản phẩm phân bón vô cơ và hữu cơ, với 706 nhà máy sản xuất. Trong đó, phân bón vô cơ có 13.423 sản phẩm, tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm 2017. Ước tính, tổng lượng cung phân bón mỗi năm tại Việt Nam (tính cả nhập khẩu) đạt khoảng 33 triệu tấn, gấp hơn 3 lần nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp (10 – 11 tấn).
(2) Giá phân bón dự báo tăng. Theo Hiệp hội phân bón, trong thời gian nguồn cung phân bón trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng khi một số quốc gia sản xuất nhiều như Trung Quốc hạn chế xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu 80% từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, cùng với việc áp thuế tự vệ cho nguyên liệu DAP, MAP nhập khẩu, chúng tôi dự báo giá phân bón sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
(3) Giá nguyên liệu đầu vào dự báo tăng. Theo OPEC, giá dầu Brent có thể sẽ đạt ngưỡng 100 USD/thùng do lo ngại về nguồn cung dầu thô bị thiếu hụt trên toàn cầu, sau quyết định của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran đã được ký kết trước đó. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới biên lợi nhuận gộp của các công ty trong ngành.
(4) Kỳ vọng thông qua luật sửa đổi thuế VAT. Nếu sửa đổi chính sách thuế VAT với mặt hàng phân bón thành 0%, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu phân bón và nguyên liệu sản xuất phân NPK sẽ có cơ hội giảm mạnh chi phí (DCM, DPM, LAS, VAF, SFG,…).
(5) PVN và Vinachem dự kiến thoái vốn một số doanh nghiệp phân bón. Trong năm 2018, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đặt kế hoạch sẽ thoái vốn tại DCM và DPM với tỷ lệ nắm giữ dự kiến sẽ không cao hơn 51%. Về phía Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), SFG và BFC là hai cái tên dự kiến sẽ được thoái vốn xuống dưới 50% trong giai đoạn 2017 – 2020.
|