• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.234,70 +6,60/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.234,70   +6,60/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,25   +0,96/+0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,82   +0,12/+0,13%  |   VN30   1.291,94   +5,87/+0,46%  |   HNX30   471,74   +3,77/+0,81%
25 Tháng Mười Một 2024 7:11:06 CH - Mở cửa
Chi tiết báo cáo
Tiêu đề: Cập nhật Kinh tế vĩ mô và Thị trường chứng khoán: Tạo nền bứt phá
Loại báo cáo: Kinh tế vĩ mô
Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Mirae Asset
Chi tiết:
Ngày: 05/04/2022 Số trang: 102 Ngôn ngữ: Tiếng Việt Dạng tệp: Quy mô: 5.105 Kb
Báo cáo này hữu ích?
 (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
 
Tóm tắt:
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà hồi phục trong quý 1/2022 kể từ mức đáy của quý
3/2021. Tăng trưởng GDP quý 1 đạt 5% YoY, cao hơn mức dự phóng của chúng tôi (4,6%
YoY); trong đó, cả ba ngành chính đều ghi nhận sự hồi phục: ngành công nghiệp tăng
7,1% YoY, nhờ vào các nhà máy đẩy mạnh công suất đi kèm với nhu cầu hồi phục; Dịch vụ
(+4,6% YoY) tiếp tục khởi sắc khi nền kinh tế mở cửa trở lại và mở cửa du lịch giúp thúc
đẩy tiêu dùng và bán lẻ; Nông, lâm, ngư nghiệp giữ mức tăng trưởng ổn định (+2,5% YoY).
❑ Chúng tôi điều chỉnh tăng dự phóng tăng trưởng GDP năm 2022 lên mức 5,9% trong kịch
bản cơ sở, khi ngành dịch vụ kì vọng hồi phục tốt hơn dự phóng trước đó của chúng tôi,
nhờ vào chính sách mở cửa và thúc đẩy du lịch. Tuy vậy, các rủi ro như lạm phát gia tăng,
các biến động bên ngoài như cuộc chiến Nga-Ukraine, chiến lược “Zero Covid” của Trung
Quốc gia tăng nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng là các biến số đáng lưu tâm trong các quý
còn lại của năm 2022. Nền kinh tế nội tại vẫn kì vọng được hỗ trợ bởi các động lực tăng
trưởng, bao gồm: 1) Dòng vốn FDI đăng ký kì vọng tăng trưởng nhờ chính sách đi lại giữa
các nước dần trở lại bình thường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát đầu tư và làm
các thủ tục đầu tư; 2) đầu tư công được đẩy mạnh; 3) xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng khi
sản xuất trong nước quay trở lại hoạt động và nhu cầu bên ngoài hồi phục; 4) tiêu dùng kì
vọng hồi phục.
❑ Lạm phát tháng 3 tăng vọt 2,41% YoY chủ yếu do tác động của giá hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu, giá gas tăng theo
giá nhiên liệu thế giới. Dù rủi ro lạm phát gia tăng, chúng tôi vẫn giữ quan điểm lạm phát
sẽ được kiểm soát ổn định dưới mức 4% trong năm 2022 nhờ : 1) chính sách đảm bảo cân
đối cung cầu và ổn định thị trường của Chính phủ; 2) giá cả của mặt hàng lương thực,
thực phẩm khá ổn định; 3) nhu cầu về văn hóa, giải trí, du lịch hồi phục với tốc độ chậm.