• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.292,98 +4,42/+0,34%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.292,98   +4,42/+0,34%  |   HNX-INDEX   238,02   +0,23/+0,10%  |   UPCOM-INDEX   100,08   +0,74/+0,75%  |   VN30   1.349,45   +4,81/+0,36%  |   HNX30   499,31   +0,46/+0,09%
21 Tháng Hai 2025 6:00:38 SA - Mở cửa
'Áp lực nguồn vốn của hệ thống ngân hàng ngày càng hiện hữu'
Nguồn tin: VietNam Finance | 19/02/2025 11:43:52 SA

Theo ông Trần Ngọc Báu, Chuyên gia Kinh tế Tài chính, năm 2024, mặc dù tăng trưởng tín dụng đã gần sát mục tiêu nhưng đã cách khá xa tăng trường huy động. Tốc độ tăng trưởng tín dụng còn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động thì áp lực về nguồn vốn của hệ thống ngân hàng là hiện hữu.

Tăng trưởng cao đi liền lo ngại lạm phát

Ông Trần Ngọc Báu, Chuyên gia Kinh tế Tài chính, Sáng lập & Tổng Giám đốc của Công ty Dữ liệu Kinh tế Tài chính WiGroup nhận định, 2025 sẽ là một năm có nhiều yếu tố khó lường. Ở giai đoạn nhiệm kỳ thứ nhất của ông Trump, ban đầu mọi người đều nghĩ rằng sẽ không tích cực, nhưng sau đó xuất khẩu của Việt Nam lại tăng trưởng khá tốt.

Ông Trần Ngọc Báu –Chuyên gia Kinh tế Tài chính, Sáng lập & Tổng Giám đốc WiGroup. (Ảnh: H.A).

Năm nay, dường như từ cơ quan quản lý cho đến thị trường đang ở trạng thái phân hoá nhiều hơn về câu chuyện tác động của chính sách, cũng như nhiệm kỳ của Trump đến nền kinh tế Việt Nam.

Bối cảnh bây giờ và năm 2018 chưa chắc đã giống nhau, cho nên ngoại lực vẫn là yếu tố cần được quan tâm.

Với năm 2025, ông Báu cũng cho rằng những yếu tố về ngoại lực có thể sẽ tác động mạnh hơn đến triển vọng thị trường bởi muốn bứt phá thì những yếu tố nội lực cần khoảng đề-pa khá dài.

“Dường như năm 2025, vẫn chưa thẩm thấu hết những yếu tố về nội lực bởi chúng ta mới chỉ đang giai đoạn đầu của giai đoạn bứt phá mới”, ông Báu nhận định.

Về lạm phát, khi Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng cao thì đi liền với đó là lo ngại về lạm phát. Tháng 1/2025, nhiều lo ngại xuất hiện khi lạm phát tăng rất mạnh. Trong tháng 12/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ ở mức 2,94%, nhưng mà đến khoảng tháng 1 năm nay thì nó tăng rất nhanh, lên khoảng 3,63%.


Tháng 1/2025, nhiều lo ngại xuất hiện khi lạm phát tăng rất mạnh.

Tuy nhiên, lạm phát chưa đáng lo ngại bởi câu chuyện kích thích nền kinh tế chưa tác động còn hiện chỉ là yếu tố mùa vụ do những yếu tố dịch vụ công và nhu cầu tăng đột biến trong tháng Tết.

“Từ tháng 2 trở đi mọi thứ sẽ đi về trạng thái cân bằng trở lại. Theo ước tính, CPI tháng 2/2025 sẽ giảm nhẹ hoặc đi ngang so với tháng 1 và lạm phát các tháng tiếp theo sẽ tụt mạnh từ 3,63% sẽ tụt mạnh xuống quanh 2,7-2,8%”, ông Báu dự báo.

Những áp lực lên chính sách tiền tệ

Phân tích kỹ hơn về các yếu tố vĩ mô, ông Báu cho biết, có ba từ khoá để lại dấu ấn trong vòng một tháng rưỡi vừa qua. Bên cạnh lạm phát thì tỷ giá, thanh khoản hệ thống ngân hàng và lãi suất.

Về tỷ giá, biến động USD/VND giai đoạn vừa qua tương đối mạnh. Trong dịp nghỉ Tết, đồng USD tăng mạnh và gây áp lực lên tỷ giá.

Song đáng chú ý, trong khi chỉ số USD index mất giá từ tháng 9/2024 đến cuối năm 2024 gần 10% trong khoảng quý IV/2024, nhưng VND mất giá tương đối ít, khoảng chừng 2,5%, như vậy đồng VND tương đối mạnh lên so với mặt bằng chung những đồng tiền khác.

Khi Ngân hàng Nhà nước nới không gian ngay lập tức tỷ giá ngân hàng thương mại tăng vọt, nhưng tỷ giá trên thị trường tự do lại trầm lắng. Điều này thể hiện chủ yếu những biến động của tỷ giá hiện tại nó mang yếu tố về tâm lý.

“Một thời gian dài chúng ta ghim tỷ giá ở mức tỷ giá trần, chúng ta cũng không nâng tỷ giá trung tâm, không nâng biên độ nên khi nâng tỷ giá trung tâm thì các Ngân hàng Thương mại ngay lập tức tăng giá bán lên”, ông Báu phân tích. Đây là điều rất bình thường theo quy luật về cung cầu thị trường sau khi ở trạng thái kìm nén một thời gian dài. Vì vậy, tỷ giá tăng ngay từ đầu năm cũng là một điều hoàn toàn bình thường, không đáng lo ngại.

Bởi vì nếu tiếp tục ghìm tỷ giá thì Ngân hàng Thương mại sẽ phải tiếp tục bán dư trữ ngoại hối, hút tiền về, khiến ngân hàng tiếp tục chịu áp lực về lãi suất huy động. Cho nên biến động như hiện nay là đang vận hành khá đúng quy luật.

Về thanh khoản ngân hàng, từ khoảng cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, áp lực thanh khoản của ngân hàng đã có. Trong vòng 6 tháng vừa qua, lãi suất từ thị trường 1, thị trường 2 đã tăng trở lại, lợi suất trái phiếu cũng tăng trở lại, liên ngân hàng cũng tăng trở lại.

Và thậm chí giai đoạn Tết vừa rồi, trong trạng thái tỷ giá căng thẳng nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn (NHNN) phải bơm ra khoảng 170.000 tỷ để hỗ trợ thanh khoản của thống ngân hàng trong kì hạn ngắn để vượt qua giai đoạn Tết âm lịch cho thấy thanh khoản của thống ngân hàng hơi khan hiếm.

Đang có sự bất thường trong hệ thống điều hành chính sách tiền tệ. Áp lực về điều hành khung lãi suất lên nhà điều hành tại thời điểm hiện tại vẫn còn tương đối là cao và cấu trúc thị trường vẫn còn đang không cân bằng.

Ngân hàng phải huy động những cái nguồn vốn từ khu vực khác để cho vay. Năm 2024, mặc dù tăng trưởng tín dụng đã gần sát mục tiêu nhưng đã cách khá xa tăng trường huy động. Giá trị tuyệt đối đã vênh và tốc độ tăng trưởng tín dụng còn nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động thì áp lực về nguồn vốn của hệ thống ngân hàng là hiện hữu.

Vì vậy, lãi suất huy động ngân hàng sẽ chịu áp lực tăng. Không phải vì chính sách tiền tệ của Việt Nam thắt chặt hay nới lỏng mà vì bản thân nguồn vốn cho hệ thống ngân hàng không còn dồi dào như trước.

Nhìn chung nền kinh tế chưa có nhiều yếu tố thay đổi, mọi thứ đang cân bằng, chỉ có một vài dấu hiệu tích cực về FDI, đầu tư công,… Về chính sách tiền tệ và hệ thống ngân hàng, tỷ giá vẫn đang chịu áp lực trong ngắn hạn, nhưng không quá lớn như thị trường đang lo ngại.

“Khởi đầu năm 2025 khá là tích cực, so với những gì thị trường lo sợ cách đây tầm hai tháng khi quá nhiều biến động cùng ập đến”, ông Báu nói.

Kỳ Thư-Link gốc