• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.292,98 +4,42/+0,34%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.292,98   +4,42/+0,34%  |   HNX-INDEX   238,02   +0,23/+0,10%  |   UPCOM-INDEX   100,08   +0,74/+0,75%  |   VN30   1.349,45   +4,81/+0,36%  |   HNX30   499,31   +0,46/+0,09%
21 Tháng Hai 2025 8:19:16 SA - Mở cửa
Kinh doanh nền tảng là ngành chủ chốt đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 8%
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 19/02/2025 2:15:37 CH

Theo kết quả nghiên cứu từ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, kinh tế số nói chung và kinh tế nền tảng nói riêng sẽ tiếp tục là ngành chủ chốt đóng góp vào việc đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, và hai con số trong những năm tiếp theo.

Kinh doanh nền tảng (Platform) là mô hình kinh doanh mới, phát triển dựa trên công nghệ số, dữ liệu và hỗ trợ nền tảng, qua đó nâng cao hiệu quả và giảm chi phí. Hơn một thập kỷ qua, mô hình kinh doanh nền tảng phát triển mạnh mẽ và thâm nhập sâu rộng vào Việt Nam trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải, bán lẻ, y tế, giáo dục, ngân hàng, tài chính,...

Sáng 19/2, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo công bố các kết quả nghiên cứu về tác động của kinh doanh nền tảng tới nền kinh tế Việt Nam.

TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Trình bày kết quả nghiên cứu, TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều hoạt động kinh doanh nền tảng. Năm 2022, ngành này đóng góp khoảng 10% trong GDP. Riêng kinh doanh nền tảng trong lĩnh vực vận tải chiếm 16,8% giá trị tăng thêm của ngành nền tảng, tương đương 1,7% GDP của nền kinh tế.

Phân tích bảng cân đối liên ngành I-O, TS. Thảo nhận định kinh doanh nền tảng phát triển sẽ kéo theo tăng trưởng của các ngành cung ứng; đồng thời cũng là ngành có mức độ quan trọng khi là nguồn cung sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế.

Sản phẩm cuối cùng ngành Nền tảng lan tỏa đến giá trị tăng thêm và thu nhập của nền kinh tế lần lượt ở mức 1,230 và 1,294. Cả hai hệ số lan tỏa này đều cao hơn mức trung bình của nền kinh tế.

Với 1 tỷ USD tăng thêm về sản phẩm cuối cùng của ngành Nền tảng sẽ tác động tới nền kinh tế theo cấp số nhân. Cụ thể là làm tăng sản lượng của toàn nền kinh tế lên 2,754 tỷ USD; kích thích giá trị tăng thêm của nền kinh tế là 1,1918 tỷ USD; tạo ra 93.734 cơ hội việc làm; tăng thu nhập của người lao động trong nền kinh tế thêm 0,7326 tỷ USD.

Đóng góp của ngành Nền tảng trong tăng trưởng các vùng kinh tế. 

Riêng về cơ hội việc làm, trong khu vực doanh nghiệp, trung bình giai đoạn trước COVID-19 (2016-2019), ngành Nền tảng ghi nhận tăng trưởng việc làm là 6,5%, cao hơn đáng kể tăng trưởng việc làm chung của nền kinh tế là 4,3%. Trong giai đoạn COVID-19 (2020-2021), tăng trưởng việc làm ngành Nền tảng giảm ở mức -0,8%, ít hơn mức giảm tăng trưởng việc làm trung bình của nền kinh tế (-1,6%). Từ năm 2022, cơ hội việc làm trong nền kinh tế phục hồi; việc làm trong ngành Nền tảng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức (9,4%), cao hơn đáng kể tốc độ tăng trưởng việc làm trung bình của nền kinh tế (ở mức 3,7%). Bà Thảo nhận định kết quả này cho thấy khi ngành Nền tảng phát triển sẽ tạo cơ hội việc làm đáng kể cho người lao động.

“Như vậy, ngành kinh doanh nền tảng không chỉ kích thích giá trị tăng thêm, thu nhập và cơ hội việc làm cho người lao động của chính ngành đó mà còn kích thích giá trị tăng thêm, thu nhập và cơ hội việc làm cho lao động của các ngành khác trong nền kinh tế. Kinh doanh nền tảng đã tạo ra những cơ hội mới và phát triển song hành cùng các phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống”, chuyên gia nhận định.

Với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng đã tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực nội tại để gia tăng sức cạnh tranh, thích ứng với xu hướng mới.

Đồng thời, sự xuất hiện của kinh doanh nền tảng đã thúc đẩy các cơ quan hoạch định chính sách nghiên cứu, nhanh chóng hoàn thiện khung khổ pháp lý nhằm quản trị linh hoạt, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo khuyến khích sự sáng tạo đối với xu hướng phát triển mới, mô hình kinh doanh mới; qua đó khai thác hiệu quả lợi ích của các xu hướng và mô hình kinh doanh này.

Kết quả nghiên cứu của CIEM chỉ ra, từ những cơ sở vững chắc đã tạo ra trong hơn 10 năm qua và ưu thế về công nghệ, kinh tế số nói chung và kinh tế nền tảng nói riêng sẽ tiếp tục là ngành chủ chốt đóng góp vào việc đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, và hai con số trong những năm tiếp theo.

Để tạo động lực phát triển mạnh mẽ các dịch vụ kinh doanh nền tảng và kinh tế số, các chuyên gia CIEM khuyến nghị hệ thống chính sách và pháp luật về kinh tế số, trong đó có thương mại điện tử cần hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp phép các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới,... Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (regulatory sandbox) là một khuyến nghị luôn được đề xuất khi bàn đến khung khổ chính sách cho công nghệ và đột phá.

Đỗ Kiều-Link gốc