• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.292,98 +4,42/+0,34%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.292,98   +4,42/+0,34%  |   HNX-INDEX   238,02   +0,23/+0,10%  |   UPCOM-INDEX   100,08   +0,74/+0,75%  |   VN30   1.349,45   +4,81/+0,36%  |   HNX30   499,31   +0,46/+0,09%
21 Tháng Hai 2025 3:55:22 SA - Mở cửa
Cổ phiếu dệt may: Lợi thế đi cùng thách thức
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 19/02/2025 8:51:07 SA

Hưởng lợi từ tỷ giá cùng kết quả kinh doanh khởi sắc, nhóm cổ phiếu dệt may đang ‘hút” tiền tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có “nốt trầm”, đặc biệt là ẩn số từ chính sách thuế mới của Mỹ.

Theo quan sát, trong vài phiên gần đây, nhóm cổ phiếu ngành dệt may diễn biến khá tích cực, điển hình như HTG, GIL, TCM, TVT, ADS. Đặc biệt, cổ phiếu MSH của May Sông Hồng ghi nhận đà tăng khá ấn tượng.

Quán quân lợi nhuận ngành lên “đỉnh” lịch sử

Đóng cửa phiên 18/2, cổ phiếu MSH tiếp đà tăng ấn tượng lên mức giá cao nhất lịch sử: 60.200 đồng/cp. Đây đã là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của cổ phiếu này.

Thanh khoản tại MSH cũng trở nên sôi động, giá trị khớp lệnh trung bình 6 phiên gần nhất đạt gần 600.000 đơn vị, cao gấp 2, thậm chí 3 lần giai đoạn ảm đạm trước đó. Nhờ vậy, vốn hóa thị trường của May Sông Hồng lên cao kỷ lục với hơn 4.500 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu dệt may đang ghi nhận diễn biến tích cực.

Được biết, thị trường xuất khẩu chính của May Sông Hồng là Mỹ, chiếm khoảng 80% doanh thu xuất khẩu. Kể từ tháng 9/2024 đến nay, tỷ giá USD/VND liên tục tăng mạnh và hiện đang dao động quanh ngưỡng tỷ giá trần của Ngân hàng Nhà nước. Với việc thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, cổ phiếu MSH còn được kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ tỷ giá tăng. 

Bên cạnh đó, đà bứt phá của cổ phiếu này diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh đầy khởi sắc. Trong quý IV/2024, May Sông Hồng ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử, đạt 170 tỷ đồng, tương ứng tăng 109% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2024, doanh nghiệp báo doanh thu đạt 5.280 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với cùng kỳ.

Khoản lợi nhuận sau thuế tăng mạnh gần 80%, đạt xấp xỉ 440 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt gần 410 tỷ đồng, giúp May Sông Hồng trở thành “quán quân” lợi nhuận toàn ngành trong năm 2024 (xét trên quy mô công ty mẹ).

Lũy kế cả năm 2024, May Sông Hồng đặt mục tiêu doanh thu đạt 5.200 tỷ đồng và lợi nhuận đạt 370 tỷ đồng, lần lượt tăng 14,5% và 20,5% so với năm 2023. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 102% kế hoạch doanh thu và vượt xa kế hoạch lãi cả năm đề ra.

Không riêng gì May Sông Hồng, nhóm dệt may cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng ba chữ số và lập kỷ lục lợi nhuận như May Nhà Bè, Vinatex, Dệt may Thành Công, May Việt Tiến, Dệt may TNG, Dệt may Hòa Thọ. Đây được cho là “chất xúc tác” cho sự vận động tích cực của nhóm cổ phiếu này nói chung.

Thực tế, nhờ các doanh nghiệp dệt may trong nước ghi nhận kết quả tích cực mà trong năm qua, cổ phiếu ngành dệt may đã tăng trưởng 23%, vượt trội hơn so với mức tăng 10% của chỉ số VN-Index.

Vẫn còn “nốt trầm”

Bước sang năm 2025, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 47-48 tỷ USD, đồng thời chuyển hướng sang phát triển bền vững, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Các công ty chứng khoán có cái nhìn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của ngành nhờ nhu cầu tiêu dùng phục hồi và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Trong Báo cáo triển vọng ngành dệt may năm 2025, các chuyên gia của SSI Research nhận định, trong năm 2025, các công ty ngành dệt may (trong phạm vi nghiên cứu) sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu dưới 15%, trở lại mức tăng trưởng CAGR trung bình từ 13-15% trong giai đoạn 2015-2019. Trong giai đoạn 2019-2023, ngành ghi nhận mức tăng trưởng âm đến đi ngang do nhu cầu toàn cầu sụt giảm đáng kể sau COVID-19.

Tăng trưởng doanh thu dự kiến sẽ được thúc đẩy nhờ tăng trưởng sản lượng thay vì nhờ giá bán, khi người tiêu dùng vẫn chú trọng vào giá trị, trong khi doanh nghiệp Việt Nam ít có khả năng đàm phán để tăng giá. Các nhà bán lẻ chịu thuế, nên các nhà sản xuất có khả năng sẽ giảm giá để chia sẻ gánh nặng chi phí với các nhà bán lẻ.

Nhóm phân tích dự báo biên lợi nhuận gộp của ngành dự kiến đi ngang trong năm 2025 so với năm 2024. Bất kỳ sự cải thiện nào của biên lợi nhuận gộp có thể đến từ tỷ lệ đơn đặt hàng FOB cao hơn trong tổng doanh thu. Chi phí vận chuyển vẫn biến động, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận ròng - đặc biệt là trong nửa đầu năm 2025 khi dự kiến sẽ có đơn đặt hàng trước. Thu nhập ngoại hối ròng có thể bù đắp cho mức tăng này do chỉ số DXY tăng mạnh, ít nhất là trong nửa đầu năm 2025.

Dù vậy, ngành dệt may cũng phải đối mặt với không ít thách thức từ chính sách thuế mới của Mỹ, cạnh tranh quốc tế và yêu cầu về phát triển bền vững. Dự báo chung cho thấy xuất khẩu dệt may có thể duy trì tăng trưởng dương, nhưng với tốc độ chậm lại trong nửa đầu năm 2025.

Tuy nhiên, xét về định giá, ngành dệt may đang giao dịch gần với mức P/E trung bình lịch sử là 10x. SSI Research cho rằng mức này khá hợp lý do có biến động về thuế quan, đồng thời mức này cũng phản ánh phần nào kỳ vọng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch đơn hàng. Định giá đạt đỉnh vào năm 2021, P/E dao động từ 15-16x khi lợi nhuận của công ty ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh hơn 50% so với cùng kỳ năm 2020.

Với mức tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng từ 15-18% trong năm 2025, SSI Research đưa ra mức P/E mục tiêu khoảng 10- 11x cho năm nay. Các cổ phiếu dệt may được SSI Research ưa thích là MSH, đồng thời lựa chọn TNG là cổ phiếu theo dõi.

Tương tự, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) kỳ vọng rằng số lượng đơn hàng năm 2025 sẽ tiếp tục được cải thiện nhờ nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu dệt may trọng điểm của Việt Nam phục hồi nhẹ và hàng tồn kho của các nhà bán lẻ thời trang lớn trên thế giới vào cuối năm 2024 đang ở mức hợp lý, dư địa bổ sung hàng tồn kho mới trong tương lai vẫn còn.

Bước sang năm 2025, KBSV cho rằng ngoài những kỳ vọng về nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường trọng điểm phục hồi, ngành dệt may còn được hưởng lợi từ câu chuyện giành thêm đơn hàng từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.

Với chính sách thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, KBSV nhận định rằng ngành dệt may Việt Nam sẽ bị tác động hai chiều. Tác động tích cực đó là Việt Nam có khả năng giành thêm được đơn hàng từ Trung Quốc chuyển sang nhờ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước khác. Tác động tiêu cực là giá bán xuất khẩu hàng dệt may có khả năng giảm bởi mức thuế xuất khẩu sang Mỹ tăng.

Mặt khác, KBSV khuyến nghị đối với MSH nhờ có thị phần xuất khẩu sang Mỹ lớn và có kế hoạch mở rộng công suất trong thời gian tới. Động lực tăng trưởng còn tới từ việc mở rộng công suất trong nước với dự án nhà máy Xuân Trường II bao gồm 50 dây chuyền đạt công suất 3.000.000 chiếc/tháng được dự kiến hoạt động vào cuối năm 2024 đến đầu năm 2025.

Hải Giang

Link gốc