Tóm tắt:
|
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI
• Việt Nam tiếp tục thu hút dòng vốn FDI trong 10 tháng đầu năm 2024:
o Giải ngân vẫn ổn định đạt 19,58 tỷ USD (+8,8% YoY);
o Vốn đăng ký đạt 27,26 tỷ USD tăng nhẹ 1,9% YoY do so sánh với mức nền cao của tháng cùng kỳ (so với +11,6% YoY trong 9T24);
o Sự phân hoá FDI theo quốc gia và ngành đăng ký trong 10 tháng đầu năm: ▪ Nguồn chính đến từ Singapore (+61,3% YoY), Trung Quốc (+5,4% YoY), Hàn Quốc (-11,7% YoY), Nhật Bản (-0,7% YoY) và Hồng Kông (-26,9% YoY); ▪ FDI đăng ký vào Bất động sản và Xây dựng tiếp tục tăng mạnh (+138,3% YoY và +117,8% YoY), trong khi FDI đăng ký vào Sản xuất và chế biến giảm 13,5% YoY.
• Chúng tôi tin rằng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn FDI, được thúc đẩy bởi:
o Lợi thế về chi phí và nguồn lao động dồi dào; o Chính sách khuyến khích môi trường đầu tư; o Tập trung vào cải thiện cơ sở hạ tầng;
o Việt Nam tiếp tục thực hiện các cơ chế khuyến khích đầu tư đặc biệt cho các dự án trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, R&D và công nghệ cao: 1) Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số tiếp tục ưu đãi cho doanh nghiệp; 2) Xây dựng cơ chế ưu đãi cao nhất để thu hút dự án đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử (Quyết định số 1018, ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050); 3) Thủ tục đầu tư đặc biệt đối với dự án trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, bán dẫn, công nghệ cao thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, nhằm rút ngắn thời gian thực hiện dự án (theo dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư đã thảo luận tại Quốc hội);
o Đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid.
|