• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.275,20 +3,72/+0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.275,20   +3,72/+0,29%  |   HNX-INDEX   229,49   +0,36/+0,16%  |   UPCOM-INDEX   97,24   +0,50/+0,52%  |   VN30   1.340,80   +4,21/+0,31%  |   HNX30   475,88   -0,46/-0,10%
09 Tháng Hai 2025 4:46:16 SA - Mở cửa
HDB: Lý giải nguyên nhân khối ngoại gom mạnh cổ phiếu HDBank ngày chào sàn
Nguồn tin: Người đồng hành | 08/01/2018 8:26:03 SA
Phiên giao dịch cuối tuần qua (5/1/2018), mặc dù thị trường điều chỉnh nhẹ khi Vn-Index đóng cửa giảm 7 điểm xuống 1.012 điểm, một "tân binh" mới chào sàn HoSE đã gây bất ngờ với lượng khớp lệnh lên tới hơn 32 triệu cổ phiếu ngay ngày đầu chào sàn là Ngân hàng phát triển TP.HCM (HDBank).
 
Cổ phiếu ngân hàng này trước đó đã tạo sóng trên thị trường OTC khi chào bán cổ phần trị giá 300 triệu USD cho các định chế tài chính lớn trên thị trường quốc tế bao gồm các quỹ đầu tư và ngân hàng như Credit Saison (Nhật Bản), Deutsche Bank AG (Đức), JPMorgan Vietnam Opportunities Fund, CAM Bank (Nhật Bản), Dragon Capital, VinaCapital, Macquarie Bank (Úc), PYN Elite...với giá 32.000 đồng/cp. Do đó khi HDBank lên sàn với giá tham chiếu 33.000 đồng/cp, mặc định mức giá 32.000 đồng được coi như mức "sàn" với cổ phiếu này trong mắt các nhà đầu tư..
 
Một điểm đáng chú ý trong giao dịch của HDBank trong phiên "ra mắt" sàn HoSE là giao dịch của khối ngoại. Với lượng mua ròng 5 triệu cổ phiếu, chiếm 1/6 khối lượng giao dịch trong phiên, tuy nhiên khối ngoại đã đóng vai trò xúc tác trong việc kéo giá HDBank tăng trần cuối phiên, đóng cửa ở mức 39.500 đồng/cp.
 
Điều này được lý giải bởi các nguyên nhân dưới đây:
 
Tại thời điểm khi HDBank chào bán 21,5% vốn điều lệ cho các tổ chức nước ngoài, mặc dù lượng chào bán có giá trị 300 triệu USD song lượng đặt mua lên tới 1 tỷ USD cho thấy cầu ở mức giá 32.000 đồng/cp rất lớn. Với giá chào sàn chỉ chênh 1.000 đồng so với mức giá chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài vào tháng 12, cùng với room ngoại vẫn còn tới 8,5%, sẽ không quá bất ngờ nếu nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào cổ phiếu HDBank ngay từ phiên đầu tiên góp mặt trên HOSE.
 
So với nhà đầu tư nội, khối ngoại có xu hướng mua vào quyết liệt hơn với một khoản đầu tư được đánh giá là hấp dẫn, bất chấp sự chênh lệch vài “line”. Đa phần những nhà đầu tư này cũng không có sở thích lướt sóng trong ngắn hạn, thay vào đó là xu hướng nắm giữ lâu dài với kỳ vọng chênh lệch giá cao hơn trong tương lai.
 
Ngoài ra, theo quy định room khối ngoại cho ngân hàng giới hạn ở tỷ lệ 30%, HDBank vẫn còn tới 8,5% sau khi niêm yết vào đầu năm 2018.
 
Nhân tố nội tại
 
Nói tới HDBank, tiềm năng cho cổ phiếu của ngân hàng này không chỉ có yếu tố về mặt cơ hội đẩy giá.
 
Nhìn vào nội tại của nhà băng này, thương vụ huy động có quy mô đứng thứ 2 ngành ngân hàng mà nhà băng này vừa đạt được, cũng như kỳ vọng của 76 nhà đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu HDBank, không phải không có căn cứ.
 
“Chúng tôi đã chuẩn bị mọi nền tảng cho kế hoạch tăng trưởng 2017 – 2021 tiếp theo với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu, với tốc độ tăng trưởng từ bình quân 25% mỗi năm, phục vụ số lượng 15 triệu khách hàng vào năm 2020”, bà Nguyễn Phương Thảo, Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng chia sẻ trong lễ trao giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho các đại diện của 76 nhà đầu tư nước ngoài.
 
Có 5 yếu tố giúp nhà đầu tư tin rằng HDBank là một trong số ít những ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong trung dài hạn. Lập luận này nhờ vào (i) tốc độ tăng trưởng ấn tượng dẫn đầu ngành ngân hàng đã được kiểm chứng 5 năm qua, (ii) nhóm khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp SME và bán lẻ có dư địa tăng trưởng cao, (iii) công ty tài chính tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng hơn 60%/năm đồng hành với đối tác Nhật Bản mạnh về tài chính và quản trị, (iv) hệ thống quản trị rủi ro đảm bảo chất lượng tài sản an toàn, nền tảng vững vàng và (v) dàn lãnh đạo HĐQT có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực ngân hàng và giàu kinh nghiệm quản trị tại các định chế lớn.
 
Dư nợ của nhà băng này đã tăng trưởng với tốc độ gộp 40,43% trong 5 năm qua trong khi lợi nhuận trước thuế tăng trưởng với tốc độ gộp 28%. NIM hợp nhất của HDBank đạt 4,13% vào cuối năm 2016, cao hơn NIM bình quân của các ngân hàng niêm yết chỉ là 3,19%.
 
Trong quý gần nhất, HDBank đạt lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 1.900 tỷ đồng, tăng 251% cùng kỳ. Đóng góp chính là thu nhập lãi thuần tăng hơn 45% đạt gần 5.000 tỷ đồng, cùng tổng thu nhập ngoài lãi tăng gần gấp đôi – đạt 681 tỷ.
 
Kết quả này đã khiến HDBank mạnh dạn đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2017-2021 bình quân 26%/năm, con số này có vẻ thách thức, tuy nhiên dự báo này là hợp lý nếu căn cứ trên mục tiêu của chính ngân hàng, cũng như tiến độ thực hiện gần nhất và lịch sử thực hiện kế hoạch tăng trưởng các năm qua.
 
Một điểm thu hút được giới đầu tư là mặc dù kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận 26%/năm nhưng ngân hàng này chỉ đặt kế hoạch tăng vốn 5% trong 5 năm tới trong đó đến năm 2019 không tăng vốn. Điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ khả năng pha loãng cổ phiếu trong khi lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu liên tục tăng.
 
HDSaison, công ty tài chính tiêu dùng kết hợp cùng đối tác Credit Saison có tốc độ tăng trưởng 67%/năm là một trong các công ty tài chính tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Với mối quan hệ mật thiết với các đối tác lớn như Vietjet Air, Vinamilk, Saigon Coop, HDBank kỳ vọng sẽ tạo ra hệ sinh thái bán chéo sản phẩm tài chính tiêu dùng và cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại.
 
Ngoài những thành tích vượt bậc về hoạt động kinh doanh, yếu tố nội tại trong quản trị ngân hàng này cũng là điều đáng bàn.
 
HDBank có kế hoạch rõ ràng về việc niêm yết trên sàn chứng khoán vào đầu năm 2018. Room cho NĐT ngoại hiện vẫn còn đủ 30%. Ban Lãnh đạo của HDBank với vai trò chủ chốt của Chủ tịch Lê Thị Băng Tâm và Phó Chủ tịch – Bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Sát cánh bên nhau, họ đã đưa Ngân hàng HDBank trở thành 1 trong top 10 ngân hàng TMCP trong 5 năm vừa qua bằng nỗ lực tăng trưởng cao hơn mức bình quân ngành. Tuy vậy, chất lượng tài sản vẫn được duy trì rất tốt nhờ chính sách quản trị có chuẩn mực cao. Tổ chức xếp hạng Moody’s đã xếp hạng B2 cho HDBank vào năm ngoái, và đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
 
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhờ vào việc chủ động tăng cường mạng lưới và cơ sở hạ tầng, HDBank hiện nay đã sẵn sàng cho 1 chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ vượt bậc từ năm 2017- 2021 sau khi niêm yết trên sàn GDCK.
 
Sự xuất hiện của HDBank, trong bối cảnh cổ phiếu ngân hàng đang trở lại “đường đua” và đóng vai trò dẫn dắt thị trường, được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ là một trong những khoản đầu tư hấp dẫn. Và không phải ngẫu nhiên mà cổ phiếu này đang được trông đợi sẽ trở thành một trong những “bom tấn” đầu năm 2018.
LAN THANH

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức