• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,72 -4,69/-0,37%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:03 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,72   -4,69/-0,37%  |   HNX-INDEX   224,63   -0,06/-0,03%  |   UPCOM-INDEX   91,82   -0,24/-0,26%  |   VN30   1.325,54   -4,08/-0,31%  |   HNX30   482,71   +1,32/+0,27%
26 Tháng Mười 2024 5:22:32 CH - Mở cửa
MBB: Lợi thế về chi phí vốn, MBB có thể cải thiện NIM nhờ MCredit
Nguồn tin: Người đồng hành | 24/05/2018 4:09:18 CH
Theo CTCK Bảo Việt, mặc dù tỷ trọng của Công ty TNHH Tài chính Quân đội (MCredit) còn rất nhỏ trong cơ cấu dư nợ của MBB (1,16%) nhưng tỷ lệ NIM cao của MCredit đã giúp cải thiện đáng kể NIM của MBB. Tỷ lệ NIM tại 31/3/2018 của MBB đã đạt 4,63% (so với mức 3,82% cuối quý I/2017).
 
MBB là 1 trong 2 ngân hàng có chi phí vốn thấp nhất toàn hệ thống (bình quân năm 2017 ở mức 3,49%) nhờ tỷ lệ nguồn vốn không kỳ hạn (CASA) cao thứ 2 hệ thống (sau VCB).
 
Ngân hàng không công bố báo cáo tài chính của MCredit nhưng dựa vào báo cáo hợp nhất và riêng lẻ của MBB, BVSC ước tính NIM của MCredit đạt khoảng 25,08%. Đồng thời, lợi thế lớn nhất của MCredit hiện nay so với các công ty tài chính khác nằm ở chi phí vốn nhờ mối quan hệ với ngân hàng mẹ.
 
Tính đến hết quý I/2018, ngoài vốn chủ sở hữu, nguồn vốn huy động của MCredit đến từ các khoản vay liên ngân hàng (1.216 tỷ đồng với lợi suất khoảng 3,95%/năm) và phát hành giấy tờ có giá (876 tỷ đồng). Theo thuyết minh báo cáo tài chính, lợi suất phát hành giấy tờ có giá vào khoảng 8,2 – 8,45%/năm.
 
Như vậy, nếu tính bình quân, chi phí lãi của MCredit chỉ vào khoảng 5,83% (thấp hơn hẳn so với FE Credit 8,47% và HDSaison 9,10%). Trong giai đoạn đầu phát triển 2017-2019, điều này sẽ giúp MCredit có được mức lãi suất cho vay cạnh tranh và đảm bảo tỷ suất sinh lời. Tuy nhiên, trong dài hạn khi quy mô cho vay mở rộng, MCredit sẽ phải dựa vào nguồn vốn riêng của mình với chi phí vốn lớn hơn và lợi thế từ chi phí vốn thấp có thể không còn được duy trì.
 
Với giả định về lãi suất đầu ra của MCredit là 20% trong năm 2018. Với mức đóng góp khoảng 2,23% tổng dư nợ, hoạt động của MCredit sẽ giúp MBB cải thiện tỷ lệ NIM lên mức 4,45% (từ mức 4,19% của năm 2017).
 
Sự phát triển của MCredit cũng đóng góp đáng kể về doanh thu phí bảo hiểm cho Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas Life. Trong năm 2017, doanh thu phí bảo hiểm tử kỳ (là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm tử vong trong thời hạn hợp đồng)của MB Ageas Life chiếm khoảng 28% tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty và tương đương với 4,52% tổng dư nợ của MCredit tại thời điểm cuối năm 2017. Đây chính là sản phầm bảo hiểm cho người vay vốn được bán kèm với các sản phẩm cho vay của MCredit.
 
Nếu dư nợ của MCredit đạt 5.900 tỷ đồng theo như kế hoạch vào cuối năm 2018, nguồn thu từ sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có thể đạt khoảng 270 tỷ (tăng 285% so với năm trước) giúp đa dạng hoá nguồn thu cho MBB.
 
Lãi ròng 2018 có thể tăng trưởng 54%
 
BVSC dự báo tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế của MBB trong năm 2018 đạt 16.820 tỷ đồng và 5.370 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 21,3% và 54% so với 2017.
 
Trong đó, thu từ lãi năm 2018 của MBBank đạt 13.887 tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2017. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ dự báo tăng trưởng 15% đạt 1.300 tỷ đồng.
 
Hoạt động của MB Ageas Life trong năm 2018 dự báo sẽ có tăng trưởng mạnh về doanh thu nhưng sẽ chưa có đóng góp về lợi nhuận đối với MBB do thông thường các công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ phải chịu lỗ kỹ thuật trong vòng 5 năm đầu hoạt động.
 
Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC) cũng đặt kế hoạch khá tham vọng là 146 tỷ đồng Lơi nhuạn sau thuế nhờ giảm tỷ lệ bồi thường xuống mức 32-34%, tuy nhiên chúng tôi cho rằng MIG khó có khả năng hoàn thành được kế hoạch này cho năm 2018. Theo BVSC, lợi nhuận của MIG dự báo sẽ chỉ ở mức 60 tỷ đồng. Do đó, thu từ hoạt động dịch vụ của MBB dự báo không có tăng trưởng mạnh trong 2018.
 
Mặt khác, chi phí hoạt động dự phóng là 7.152 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước, chi phí trích lập dự phòng giảm khoảng 8% xuống còn 2.993 tỷ đồng nhờ việc tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC trong 2017.
 
TRÂM ANH

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.