• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,45 +0,32/+0,03%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:35:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,45   +0,32/+0,03%  |   HNX-INDEX   223,84   +0,14/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,17   +0,11/+0,12%  |   VN30   1.298,50   -0,72/-0,06%  |   HNX30   475,02   -0,78/-0,16%
27 Tháng Mười Một 2024 9:38:09 SA - Mở cửa
Xuất khẩu hải sản 2019: 4 thách thức lớn và mục tiêu 3,5 tỷ USD
Nguồn tin: Người đồng hành | 26/02/2019 3:49:18 CH
Xuất khẩu hải sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức trong năm 2018, theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Ủy ban Hải sản VASEP, chia sẻ mới đây.
 
Thứ nhất, việc Việt Nam bị thẻ vàng cảnh báo của Liên minh châu Âu (EU) vì những nỗ lực chưa đủ để chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) kéo giảm xuất khẩu hải sản Việt Nam sang khối thị trường này trong năm ngoái.
 
Bà Sắc cho biết xuất khẩu các sản phẩm hải sản sang EU đều giảm từ 4% đến 20%. Riêng xuất khẩu cá ngừ tăng 11,5% so với năm 2017 nhưng mức tăng trưởng này chỉ bằng một nửa mức tăng trưởng của năm 2017 (23%).
 
Thứ hai, do sản lượng khai thác không đủ để đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu, các doanh nghiệp hải sản của Việt Nam phải gia tăng nhập khẩu nguyên liệu từ các nước.
 
Năm 2018, nhập khẩu hải sản của Việt Nam đạt 1,25 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2017, chiếm 73% tổng nhập khẩu thủy sản. Tuy nhiên, hiện tại khi nhập khẩu hải sản về để chế biến xuất khẩu, doanh nghiệp lại gặp nhiều vướng mắc trong thủ tục xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác. Ngoài ra, ngành thủy sản Việt Nam còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ trong quy định và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, bà Sắc cho biết.
 
Thứ ba, từ ngày 1/1/2018, Chương trình Giám sát Nhập khẩu Thủy sản (SIMP) của Mỹ áp dụng đối với 12 loài thủy sản bắt đầu có hiệu lực.
 
Theo đó, sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ phải tuân thủ theo bộ quy tắc mới về truy xuất nguồn gốc. Dữ liệu của toàn bộ quá trình từ nuôi trồng hay đánh bắt đến khi nhập khẩu phải được khai báo và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của NOAA. Do đó, việc thu mua nguyên liệu đáp ứng các yêu cầu của thị trường trở nên khó khăn hơn.
 
Thứ 4, phần lớn sản phẩm cá ngừ nếu không được cấp chứng nhận “An toàn cá heo” thì không được chấp nhận tại Mỹ, EU, Canada, Australia, New Zealand… Vì vậy, điều kiện tiên quyết khi tham gia vào ngành chế biến cá ngừ xuất khẩu là phải tham dự chương trình “An toàn cá heo” của EII.
 
Bên cạnh đó, các sản phẩm hải sản sau thu hoạch của Việt Nam chất lượng thấp, không đủ nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu, gây lãng phí nguồn lợi, dẫn đến việc lạm thác tăng.
 
Lạc quan vào xuất khẩu hải sản năm 2019
 
Năm 2019, ngành hải sản tiếp tục đối mặt với những thách thức này nhưng xuất khẩu dự kiến vẫn tăng 17%, đạt 3,5 tỷ USD, bà Sắc cho biết.
 
Trong đó, xuất khẩu cá ngừ vẫn còn dư địa để tăng trưởng nhờ nguồn cung nguyên liệu từ nhập khẩu, các hiệp định thương mại đã được ký kết giữa Việt Nam và các nước. Chủ tịch Ủy ban Hải sản VASEP dự báo giá trị xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2018.
 
Ngoài ra, xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác sẽ duy trì ổn định hoặc tăng nhẹ. Cụ thể, xuất khẩu cá biển khác đạt 1,5 tỷ USD và tăng 7%; xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt 750 triệu USD, tăng 8%; và xuất khẩu hải sản khác đạt 250 triệu USD.
 
Về phía thị trường, xuất khẩu sang Nhật Bản dự kiến đạt 900 triệu USD, tăng 27%. Trong đó, doanh nghiệp sẽ tập trung các mặt hàng cá biển và surimi, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng sang thị trường này.
 
Xuất khẩu sang Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt 600 triệu USD, tăng 27%. Việt Nam và Hàn Quốc đã ký hiệp định thương mại tự do, nên các doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan. Bên cạnh đó, ngành hải sản sẽ tăng cường xuất khẩu mực bạch tuộc thêm 30% lên 350 triệu USD, cá biển khác tăng 20% lên 230 triệu USD.
 
Xuất khẩu sang Mỹ dự kiến đạt 480 triệu USD, tăng 10%, trong đó tập trung đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ tăng 20% lên 280 triệu USD. Đồng thời, ngành hải sản đặt mục tiêu tăng xuất khẩu cá biển thêm 15% lên 140 triệu USD, cũng như tiếp tục gia tăng xuất khẩu mực, bạch tuộc và cua ghẹ.
 
Bất chấp thẻ vàng IUU, xuất khẩu sang EU được dự báo đạt 420 triệu USD, tăng 8%. Trong đó, ngành hải sản sẽ tăng xuất khẩu cá ngừ 25% lên 200 triệu USD. Ngành sẽ tập trung tháo gỡ thẻ vàng, và tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) để tăng xuất khẩu sang khối thị trường này.
 
Ngoài ra, xuất khẩu sang ASEAN dự kiến đạt 480 triệu USD, tăng 18%. Trong đó, xuất khẩu cá biển được dự báo tăng thêm 11% lên 300 triệu USD, xuất khẩu cá ngừ và mực bạch tuộc lên lần lượt 60 triệu và 100 triệu USD.
 
Phan Vũ
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.