Thị trường biến động giằng co tích lũy trong tuần đầu tháng 3. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 985,25 điểm, tương ứng tăng 0,57% so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 0,9% lên 108,22 điểm.
Khối ngoại trên thị trường giao dịch có phần ảm đạm hơn tuần trước đó, nhưng đã quay trở lại mua ròng. Cụ thể, khối ngoại thực hiện mua vào 113 triệu cổ phiếu, trị giá 4.157 tỷ đồng, trong khi bán ra 98,8 triệu cổ phiếu, trị giá 3.977 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng đạt 14 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng gần 180 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng trở lại 75 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt 13,6 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, khối ngoại sàn này đã thực hiện mua ròng hơn 262 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận và nếu loại trừ giao dịch này thì khối ngoại trên HoSE vẫn bán ròng 187 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng rất mạnh CCQ ETF nội
E1VFVN30 với giá trị lên đến 269,8 tỷ đồng. Như vậy, CCQ này đã có 9 tuần liên tiếp được khối ngoại mua ròng với tổng giá trị đạt 950 tỷ đồng.
HPG vẫn là cái tên được khối ngoại 'ưa thích' khi mua ròng 96 tỷ đồng. Tiếp sau đó,
VCB được mua ròng gần 95 tỷ đồng.
Chiều ngược lại,
VNM đứng đầu danh sách bán ròng sàn HoSE với giá trị đạt 140,4 tỷ đồng.
VJC cũng bị bán ròng mạnh với giá trị đạt 137,6 tỷ đồng.
VHM và
DHG đều bị bán ròng trên 68,7 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại cũng mua ròng trở lại 71,7 tỷ đồng sau tuần bán ròng đột biến trước đó, tương ứng khối lượng mua ròng đạt 616.033 cổ phiếu.
PVS có tuần thứ 5 liên tiếp đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại trên HNX với giá trị đạt 87,7 tỷ đồng. Tiếp sau đó,
VGC cũng được mua ròng khoảng 33,5 tỷ đồng. Trong khi đó,
SHS đứng đầu danh sách bán ròng sàn này với giá trị đạt 17,4 tỷ đồng.
SDU và
BCC bị bán ròng lần lượt 6,4 tỷ đồng và 4,5 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 33 tỷ đồng (xấp xỉ tuần trước đó), nhưng tính về khối lượng thì họ đã bán ròng nhẹ 117.654 cổ phiếu.
Khối ngoại trên UPCoM mua ròng mạnh nhất mã
VTP, đạt 21,8 tỷ đồng.
VEA và
HVN được mua ròng lần lượt 9,2 tỷ đồng và 7,8 tỷ đồng. Trong khi đó,
ACV bị bán ròng mạnh nhất với 7,5 tỷ đồng.
BSR cũng bị bán ròng hơn 4,2 tỷ đồng.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.