• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.257,41 -13,49/-1,06%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.257,41   -13,49/-1,06%  |   HNX-INDEX   224,69   -1,81/-0,80%  |   UPCOM-INDEX   92,06   -0,06/-0,07%  |   VN30   1.329,62   -20,10/-1,49%  |   HNX30   481,39   -6,97/-1,43%
25 Tháng Mười 2024 1:23:10 SA - Mở cửa
VJC: 60 - 70 năm mới hoàn vốn, Vietjet vẫn muốn đầu tư sân bay Điện Biên
Nguồn tin: Người đồng hành | 02/05/2019 6:31:09 CH
Dẫn lời Thủ tướng "những gì tư nhân có thể làm tốt thì Nhà nước tạo điều kiện để tư nhân làm", bà Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Vietjet Air, đề nghị để các tập đoàn tư nhân có tiềm lực tham gia hạ tầng sân bay, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân phiên chiều 2/5.
 
Bà cho biết doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư, có những dự án không đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế. Vietjet muốn tham gia đầu tư dự án mở rộng sân bay Điện Biên dù theo tính toán phải 60-70 năm mới hoàn vốn, song dự án này có ý nghĩa lịch sử gắn với địa danh Điện Biên Phủ lừng lẫy nên doanh nghiệp vẫn muốn làm.
 
Tại phiên thảo luận buổi sáng 2/5, ông Đinh Việt Phương, Phó Tổng giám đốc Vietjet, cũng nói cảng hàng không Điện Biên hiện vẫn sử dụng cơ sở hạ tầng có từ 65 năm trước - sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Từ năm 2009 đến nay, sân bay này không có sự tăng trưởng về lượng khách chỉ xoay quanh con số 70.000 lượt/năm.
 
Về vấn đề đầu tư tư nhân, Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng khẳng định tiếp tục đẩy mạnh, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, lãnh đạo ngành hàng không cho rằng bên cạnh việc khuyến khích phải có hành lang pháp lý đầy đủ để phát triển bền vững.
 
Ông Thắng lý giải 80% doanh thu hàng không đến từ khai thác cảng. Theo đó, không thể phần nào dễ thì cho tư nhân làm, phần nào khó để Nhà nước. Việc đầu tư hạ tầng cần có sự đồng bộ, từ đường băng cất hạ cánh... Ông cho biết sắp tới, với sân bay Quảng Trị, Lào Cai, Phan Thiết..., kể cả Điện Biên, nếu tư nhân đầu tư được toàn bộ thì sẵn sàng để tư nhân làm. Nếu để phát triển tự do, theo ông Thắng, nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng nên cần có sự tư vấn của nước ngoài với góc nhìn khách quan và dài hạn hơn.
 
Trước đó, theo Trí Thức Trẻ, Vietjet đưa ra đề xuất tham gia dự án mở rộng Cảng hàng không Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Trong đó, khu vực nhà ga hành khách sẽ được giao cho doanh nghiệp này xây dựng theo hình thức BOT.
 
Về hình thức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn, Vietjet đề xuất UBND tỉnh Điện Biên sử dụng 100% ngân sách đối với công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư khoảng 1.210 tỷ đồng, các công trình thuộc khu bay (đường CHC, đường lăn, sân đỗ) khoảng 1.340 tỷ đồng, Đài kiểm soát không lưu mới khoảng 60 tỷ đồng.
 
Riêng các công trình thuộc khu nhà ga hành khách khoảng 1.855 tỷ đồng, Vietjet đề xuất thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, thời gian hợp đồng trong 55 năm. Sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng, Nhà đầu tư đề xuất được quyền ưu tiên thuê lại để tiếp tục khai thác.
 
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tiếp tục là đơn vị khai thác, quản lý, vận hành tại CHK Điện Biên.
 
Đối với khu vực nhà ga hành khách, sân đỗ ôtô và các công trình phụ trợ, ACV sẽ phối hợp với Vietjet lựa chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ nhân viên đang làm việc để khai thác cho nhà ga mới. Hai bên sẽ ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác nhà ga hành khách mới; đồng thời, Vietjet sẽ chi trả cho ACV một khoản phí nhượng quyền hàng năm trên cơ sở thoả thuận giữa các bên.
 
ACV - đơn vị quản lý, vận hành, khai thác 21 CHK trên toàn quốc, trong đó có CHK Điện Biên - cho biết, ACV đã cân đối đủ vốn để đầu tư cho toàn mạng cảng (21 CHK sân bay). Tuy nhiên, sau khi ACV cổ phần hoá, khu bay thuộc quyền quản lý của nhà nước nên hiện nay ACV chưa được phép đầu tư, nâng cấp các công trình khu bay.
 
Tại văn bản ngày 28/1 gửi Bộ Giao thông vận tải, thống nhất với phía Vietjet, UBND tỉnh cam kết sẽ chủ động sắp xếp, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo yêu cầu tiến độ của dự án.
 
Nam Anh
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.