• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 4:52:31 SA - Mở cửa
Xuất khẩu sang Mỹ ghi nhận đột biến ở các mặt hàng 'nhạy cảm'
Nguồn tin: Người đồng hành | 10/08/2019 6:53:23 CH
Tăng đột biến ở một số mặt hàng, nông sản giảm
 
Bộ Công Thương lưu ý nhiều mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ tăng đột biến, đặc biệt ghi nhận tại thị trường Mỹ khi có tới 15/37 sản phẩm thuộc diện này. "Việc xuất khẩu ngày càng tăng đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại", ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Thị trường châu Âu, châu Mỹ nhận định buổi làm việc với Cục Phòng vệ thương mại ngày 9/8.
 
Các mặt hàng có nguy cơ cao về gian lận thương mại như xơ sợi, sắt thép xuất sang thị trường Mỹ tăng trưởng đột biến với hơn 81% so với 6 tháng đầu năm 2018. Nguyên phụ liệu da giày tăng hơn 50%, điện thoại và linh kiện tăng 82%, đặc biệt, dây cáp điện tăng gần 200%.
 
 
Các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến. Số liệu: Tổng cục Hải quan.
 
Tăng trưởng chủ yếu tập trung ở nhóm mặt hàng có nguy cơ cao bị điều tra về lẩn tránh thương mại, gian lận xuất xứ. Các mặt hàng thuộc diện này như sắt, thép, nguyên phụ liệu, hàng tiêu dùng... có đặc điểm dễ gia công, lắp ráp.
 
Trong khi đó, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường này lại đảo chiều. Trừ thủy sản và rau củ có sự tăng trưởng dù chưa tới 5%, các mặt hàng còn lại đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2018. Hạt điều, cà phê giảm trên 35%, các mặt hàng gạo, cao su, chè, hạt tiêu xuất khẩu đi xuống.
 
 
Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang Mỹ. Đơn vị: triệu USD. Số liệu: Tổng cục Hải quan.
 
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lưu ý khi có sự trùng khớp giữa việc các mặt hàng xuất khẩu đột biến lại được nhập khẩu tăng đột biến từ thị trường khác.
 
Cảnh báo nguy cơ gian lận xuất xứ
 
Người đứng đầu ngành Công Thương cho rằng dù chưa đủ yếu tố xác định chính xác vi phạm nhưng đây là thực tế cần cảnh báo để tránh nguy cơ về gian lận thương mại, tránh xảy ra những điểm nóng.
 
"Các vụ điều tra ngày càng gia tăng, thậm chí các nước đang phát triển cũng áp dụng biện pháp này và có nguy cơ mở rộng sang cả việc điều tra chống gian lận xuất xứ. Đây là những nguy cơ có thể cản trở việc xuất khẩu bền vững của Việt Nam", Bộ trưởng Tuấn Anh nói.
 
Ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Thị trường châu Âu, châu Mỹ cho biết, hiện nay, xuất khẩu một số mặt hàng sang Mỹ tăng đột biến được ghi nhận, song phía Mỹ vẫn chưa xác định là do hiệu quả của tăng đầu tư hay lẩn tránh thuế. Nhưng với việc xuất khẩu cao, nguy cơ bị áp dụng phòng vệ cũng cao, hiện Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ đang xây dựng danh sách các mặt hàng để tránh rủi ro bị đưa vào diện cảnh báo của đối tác.
 
Ông cho biết thời gian tới nếu tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Canada cao, Việt Nam cần có các giải pháp để chủ động dù hiện nay vẫn được miễn các biện pháp phòng vệ thương mại.
 
"Qua thống kê có nhiều hình thức, gian lận từ ghi nhãn, xuất xứ, thậm chí là đặt hàng gia công từ nước ngoài, gắn mác Việt Nam để chuyển về hay sản phẩm sản xuất từ nước ngoài nhưng khi nhập về thay đổi nhãn mác thành sản xuất trong nước", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu. Bộ Công Thương đang làm rõ các yếu tố nhằm loại bỏ các hành vi gian lận này. 
 
Dự báo sẽ có rất nhiều mặt hàng đang đối diện nguy cơ gian lận xuất xứ trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ hoàn thiện công tác pháp lý và đảm bảo thực thi.
 
Nam Anh
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.