Theo báo cáo của Bộ phận Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân (
SSI Retail Research), tình trạng dư cung trong ngành vẫn cao, đặc biệt ở Hải Phòng. Tại khu vực này, cảng Lạch Huyện đã lắp đặt đầy đủ thiết bị để đưa cả 2 bến vào hoạt động, cảng Vinalines Đình Vũ và cảng MIPEC dự kiến đi vào hoạt động trong quý III với tổng công suất 600.000 TEU tăng thêm khiến cung vượt cầu khoảng 20%.
Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt hơn 308 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó số lượng container thông qua cảng biển ước đạt 9,14 triệu TEU, chỉ tăng 3% so với năm 2018.
Qúy II, tổng doanh thu ngành cảng biển tăng 10,6%, kéo tăng trưởng 6 tháng đạt 6,7%. Biên lãi gộp giảm nhẹ từ mức 33,2% xuống 32%, vẫn là mức khá cao đặc trưng của ngành cảng biển.
Không tính CTCP Gemadept (HoSE:
GMD) với thu nhập đột biến trong qúy I/2018, lợi nhuận sau thuế 6 tháng của cả ngành giảm nhẹ 3,5%. Chi phí tài chính giảm 20% trong khi thu nhập tài chính vẫn tăng 45%, Giá nhiên liệu và giá điện kỳ này cùng tăng, bên cạnh chi phí thuế gia tăng do ưu đãi thuế giảm dần khiến lợi nhuận sau thuế của ngành chịu tăng trưởng âm.
Căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang lại kỳ vọng cho ngành cảng biển Việt Nam nhờ xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả lợi nhuận quý II chưa phản ánh điều này bởi dịch chuyển sản xuất (nếu có) có độ trễ khi tác động lên nhóm cảng biển và tình trạng dư cung cao khiến cạnh tranh ngày càng gay gắt.
CTCP Gemadept (HoSE:
GMD) không còn khoản thu nhập đột biến từ bán cổ phần như trong năm 2018. Nếu loại trừ khoản này thì lợi nhuận đạt tăng trưởng khoảng 15%, tương đương kế hoạch năm. Cụm cảng Hải Phòng bám sát kế hoạch và chưa có đột biến trong khi cụm cảng miền Nam (cảng Phước Long và cảng Bình Dương) và cảng Dung Quất cùng tăng trưởng khoảng 25%, hỗ trợ tăng trưởng chung.
CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (HoSE:
VSC) cùng công ty con CTCP Cảng Xanh
VIP (UPCoM:
VGR) bất ngờ sụt giảm lợi nhuận trong quý II, mặc dù doanh thu vẫn tăng khoảng 10%. Lợi nhuận sau thuế của
VSC và
VGR giảm lần lượt 46% và 37%. Theo lý giải của
VSC, một số tàu cỡ lớn không vào được cảng Green Port cùng với lượng hàng dồn ứ trong cảng
VIP Green Port khiến sản lượng hàng phải chuyển cảng tăng mạnh làm giảm doanh thu, đồng thời, gia tăng chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Nguyên nhân này khiến giá vốn tăng mạnh 29%.
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE:
HAH) đạt tăng trưởng doanh thu 21%. Trong đó doanh thu cảng tăng 20%, doanh thu khai thác tàu tăng 27%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế quý II giảm 6,2% và 6 tháng giảm 2,5% do biên lợi nhuận mảng cảng giảm mạnh từ 25% xuống 8%. Nguyên nhân bởi cơ cấu hàng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng nội địa. Biên lợi nhuận khai thác tàu cải thiện từ 11% lên 15%.
Nhiều cảng vẫn duy trì tăng trưởng lợi nhuận như CTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (HoSE:
DVP), CTCP Cảng Đà Nẵng (HNX:
CDN), CTCP Cảng Đồng Nai (HoSE:
PDN)...
Châu Anh
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.