• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 12:56:01 SA - Mở cửa
VN-Index đảo chiều tăng hơn 10 điểm ngày đáo hạn phái sinh
Nguồn tin: Người đồng hành | 15/08/2019 3:15:00 CH
Hôm nay, hợp đồng tương lai VN30F1908 nên được nhiều chuyên gia dự báo sẽ gây biến động mạnh. Diễn biến thị trường về cuối phiên giao dịch khiến nhà đầu tư bất ngờ nhất là trong phiên ATC. Lực cầu vào mạnh đã kéo hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá mạnh như VIC, VRE, VNM, VHM, VCS, VCB, SAB... Trong đó, SAB tăng mạnh 2,9% lên 285.000 đồng/cp. VNM tăng 2,8% lên 122.000 đồng/cp. VRE tăng 2% lên 35.400 đồng/cp. VIC tăng 2% lên 121.000 đồng/cp. VHM tăng 1,2% lên 84.000 đồng/cp.
 
Đà hồi phục của thị trường lan rộng đến nhóm cổ phiếu 'nóng' thời gian qua như bất động sản khu công nghiệp, cao su, cảng biển và 'họ' Viettel. Trong đó, TCW tăng 4,4%, CTR tăng 12,1%, VGI tăng 7,6%, SIP tăng 9,5%, PHR tăng 4%.
 
Thanh khoản thị trường có cải thiện so với phiên trước nhưng vẫn ở mức trung bình với tổng khối lượng giao dịch hai sàn niêm yết đạt 209 triệu cổ phiếu, trị giá 4.600 tỷ đồng.
 
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 10,47 điểm (1,08%) lên 979,38 điểm. Toàn sàn có 141 mã tăng, 171 mã giảm và 57 mã đứng giá.
 
HNX-Index giảm nhẹ 0,32 điểm (-0,32%) xuống 101,66 điểm. Toàn sàn có 53 mã tăng, 81 mã giảm và 56 mã đứng giá.
Thị trường nhanh chóng đón nhận dòng tiền bắt đáy và giúp nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn hồi phục trở lại như VCS, VHM, VIC, VNM, PNJ, FPT... Trong đó, VIC tăng 1,2% lên 120.000 đồng/cp. VHM tăng 0,8% lên 83.700 đồng/cp. 
 
Bên cạnh đó, đà giảm của nhiều cổ phiếu trụ cột cũng được thu hẹp lại đáng kể như BID, BVH, ACB, MWG...
 
Lúc 11h05, VN-Index chỉ còn giảm 2,07 điểm (-0,21%) xuống 966,84 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 77 triệu cổ phiếu, trị giá 1.700 tỷ đồng.
 
HNX-Index giảm 0,7 điểm (-0,68%) xuống 101,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 16,4 triệu cổ phiếu, trị giá 202 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục thể hiện diễn biến khó lường. Hôm qua, Dow Jones giảm 800,49 điểm, tương đương 3,05%, xuống 25.479,42 điểm. S&P 500 giảm 85,72 điểm, tương đương 2,93%, xuống 2.840,6 điểm. Nasdaq giảm 242,42 điểm, tương đương 3,02%, xuống 7.773,94 điểm. Ngày 14/8 là phiên giảm điểm mạnh nhất của Dow Jones kể từ tháng 10/2018, sau khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm vượt trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm, lần đầu tiên kể từ tháng 6/2007, diễn biến được coi là tín hiệu suy thoái cận kề. Đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ đều đảo chiều trước mọi cuộc khủng hoảng xảy ra trong 50 năm qua.
 
MSCI châu Á - Thái Bình Dương không tính Nhật Bản giảm 0,6% trong đầu phiên 15/8. Hầu hết chỉ số chứng khoán lớn trong khu vực đều giảm hơn 1%. Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,7%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 1,5% và 1,9%. Hang Seng cũng mất gần 300 điểm.
 
Diến biến xấu nói trên ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán trong nước. Ngay từ đầu phiên giao dịch, sắc đỏ đã bao trùm thị trường và đẩy các chỉ số thị trường lùi sâu xuống dưới mốc tham chiếu, có thời điểm VN-Index giảm hơn 13 điểm.
 
Gần như toàn bộ các cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm giá, trong đó, VHM giảm 1,1%, TCB giảm 1,2%, CTD giảm 2%, BVH giảm 1,4%, MWG giảm 1,2%. Tương tự, sắc đỏ ở nhóm HNX30 cũng áp đảo hoàn toàn. DGC giảm 2,8%, SHS giảm 2,4%, BVS giảm 1,8%
 
Nhóm cổ phiếu dầu khí còn chịu tác động không tốt từ tình hình giá dầu thế giới. Giá dầu Brent tương lai giảm 1,82 USD, tương đương 3%, xuống 59,48 USD/thùng. Trong phiên 13/8, giá dầu Brent tăng 4,7%, nhiều nhất kể từ tháng 12/2018, nhờ Mỹ hoãn áp thuế với một số hàng hóa Trung Quốc. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,87 USD, tương đương 3,3%, xuống 55,23 USD/thùng.
 
Nhóm BĐS khu công nghiệp và cảng biển cũng không nằm ngoài xu thế chung. Các cổ phiếu như PDN, PHP, ILB, IDC, SNZ, TIP... đều lao dốc mạnh.
 
Sau 40 phút giao dịch, VN-Index giảm 8 điểm (-0,83%) xuống 960,91 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 22 triệu cổ phiếu, trị giá 470 tỷ đồng.
 
HNX-Index giảm 1,04 điểm (-1,02%) xuống 100,94 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,3 triệu cổ phiếu, trị giá 90 tỷ đồng.
 
Bình An
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức