• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 8:19:44 SA - Mở cửa
Ngân hàng huy động thời vốn rẻ
Nguồn tin: Người đồng hành | 13/11/2020 11:22:53 SA
Tiền gửi khách hàng là nguồn huy động chính của các ngân hàng chiếm trên 50% cơ cấu vốn.
MB và Techcombank dẫn đầu về tỷ trọng CASA trong khi VPBank đang cải thiện chỉ tiêu này nhằm tối ưu chi phí vốn.
Các ngân hàng giảm vay trên thị trường 2, trong khi tăng khoản phát hành giấy tờ có giá.
 
Thống kê của Người Đồng Hành với 24 ngân hàng cho thấy tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn, dao động 48-88%. Sacombank có tỷ lệ tiền gửi trên tổng nguồn vốn lớn nhất, chiếm 88%, tại thời điểm cuối tháng 9/2020. Sau 3 quý, khoản mục này tăng 7% so với đầu năm, ở mức 429 tỷ đồng. 
 
4 ngân hàng khác có tỷ trọng tiền gửi trên 80% gồm NCB (87%), Eximbank (85%), Vietcombank (85%) và ACB (80%). Trong khi đó, BIDV, ABBank, Saigonbank và BacABank giữ tỷ lệ này ở 78%. Ở nhóm dưới, MSB, TPBank, OCB là các đơn vị giữ tỷ lệ này quanh 48-58%. 

 
Thay đổi tiền gửi khách hàng tại các nhà băng. Đơn vị: tỷ đồng, %.
 
Trong 9 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 3 lần giảm lãi suất điều hành nhằm thúc đẩy hạ mặt bằng trên thị trường. Hành động này dẫn đến làn sóng hạ lãi suất tiết kiệm liên tục từ các nhà băng. Tính từ đầu năm, tổng mức giảm lãi suất đầu dao động 1,2 - 2,4 điểm phần trăm. Lãi suất tiền gửi cho kỳ hạn 12 tháng còn 5,8-6,9%, trong khi kỳ hạn 6 tháng còn 4,2-6,7%.
 
Diễn biến giảm của lãi suất đã tạo điều kiện để các ngân hàng có được nguồn vốn với chi phí thấp để sử dụng. Đây cũng là một trong những yếu tố khiên các ngân hàng tăng huy động. Tăng trưởng tiền gửi cao nhất trong 9 tháng thuộc nhóm ngân hàng quy mô nhỏ như NamABank với 31%, theo sau là VietBank 23% và Kienlongbank 21%...
 
Riêng tiền gửi không kỳ hạn (CASA), nguồn vốn có chi phí thấp (lãi suất chỉ 0,1-0,2%/năm) mà các ngân hàng luôn hướng tới, Techcombank và MB vẫn là 2 ngân hàng đừng đầu. Tỷ trọng CASA trên tiền gửi khách hàng của Techcombank đạt 37% vào cuối tháng 9, trong khi tại MB là 33%, cách biệt so với các nhà băng tiếp theo như Vietcombank 28%, MSB 22,6%, ACB 18%... Phần lớn các ngân hàng khác có tỷ lệ CASA dao động 10-15% như VIB, LienVietPostBank, OCB… trong khi nhóm có tỷ trọng thấp quanh 6% gồm NCB, SHB, NamABank… BacABank ghi nhận tỷ lệ này chỉ hơn 1%.  

 
Thay đổi CASA của các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng,%.
 
Nỗ lực tăng CASA 
 
Tăng tỷ lệ CASA nằm trong chiến lược của nhiều ngân hàng. Techcombank đã sớm xác định mục tiêu này với chương trình “zero fee”, mục tiêu trở thành ngân hàng thanh toán. Trong buổi gặp mặt nhà đầu tư gần đây, lãnh đạo Techcombank tiếp tục đề cập đến định hướng này như một cách để tối ưu chi phí vốn. Trong 9 tháng, tỷ trọng CASA của Techcombank tăng hơn 4 điểm phần trăm. 
 
CEO Nguyễn Đức Vinh của VPBank trong buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích cũng đưa việc tăng CASA trở thành mục tiêu hàng đầu của ngân hàng, để giảm chi phí vốn bằng cách đẩy mạnh số hóa phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng. CASA của VPBank tăng 34% trong 9 tháng, nâng tỷ trọng trong tiền gửi từ 13% lên 15%. Mức tăng chỉ xếp sau Techcombank, trong khi phần lớn các ngân hàng đều đi ngang. 
 
Bên cạnh huy động từ tiền gửi khách hàng, các nhà băng cũng tận dụng nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng. Thời gian qua, thanh khoản dồi dào khiến lãi suất thị trường này đi ngang ở vùng thấp nhất lịch sử quanh 0,17%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,22%/năm với kỳ hạn 1 tuần. 
 
Trong bối cảnh đầu ra tín dụng hạn chế, phần lớn các nhà băng đều giảm vay liên ngân hàng, đây cũng là nguyên nhân khiến lãi suất thị trường 2 liên tục giảm. Trong 23 ngân hàng, có 18 đơn vị giảm khoản tiền gửi và cay các tổ chức tín dụng khác. VPBank, MB, ACB, VIB, Sacombank… giảm 2-8%, trong khi SHB, Techcombank, Vietcombank… giảm 28-30%. 
 
Ở chiều ngược lại, một số nhà băng có thể sử dụng tiền từ thị trường 2 trong lúc lãi suất thấp. Một số đơn vị nâng huy động từ kênh này có thể điểm tới như SeABank tăng 28% trong 9 tháng, MSB tăng 20%, VietinBank BIDV tăng 11-15%.  

 
Khoản phát hành giấy tờ có giá của các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng,%.
 
Nhìn chung, tại cuối tháng 9, tỷ trọng vốn từ kênh này chiếm không quá 35% cơ cấu tại các nhà băng, phần lớn đều có xu hướng giảm 3-12% so với cuối năm 2019. 
 
Trong khi đó, ở kênh huy động qua phát hành giấy tờ có giá, phần lớn các ngân hàng đều ghi nhận giá trị cao hơn so với đầu năm. Một số đơn vị như Vietbank, VIB tăng 61-66% so với đầu năm, trong khi Kienlongbank, TPBank, MB, BIDV, Techcombank… tăng 30-40%.
 
Vừa qua, MB thông báo hoàn tất chào bán riêng lẻ 3.223 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi trong tháng 10. Sản phẩm có kỳ hạn 1-24 tháng với lãi suất 2,4-4,45%/năm, trong khi trên thị trường, lãi suất huy động cùng kỳ hạn là 3,3-6,9%/năm. Lũy kế 10 tháng, MB huy động hơn 16.190 tỷ đồng từ sản phẩm trên với lãi suất giảm dần.