VOF đã mạnh tay mua cổ phiếu ACB trong tháng 10, giá trị đầu tư cuối tháng 10 vào khoảng 1.100 tỷ đồng.
Cổ phiếu vật liệu xây dựng, dẫn đầu là Hòa Phát, có mức tăng giá tốt nhất VOF kể từ đầu năm.
ACB chiếm 4,9% NAV
VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) công bố danh mục đầu tư tại cuối tháng 10 với nhiều thay đổi. Cổ phiếu ngân hàng Á Châu (HNX:
ACB) trở thành khoản đầu tư lớn thứ 5, trong khi đó Vinhomes (HoSE: VHM) ra khỏi top 10 danh mục.
VOF cho biết tiếp tục mua thêm cổ phần
ACB trong tháng 10. Đây là ngân hàng lớn thứ 6 về vốn hóa thị trường tại Việt Nam và là ngân hàng thương mại hàng đầu ở phân khúc bán lẻ và SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Với kinh nghiệm trong việc phát triển ngân hàng số Timo, VinaCapital khẳng định sẽ chia sẻ những hiểu biết đó với ban lãnh đạo
ACB.
ACB hiện chiếm 4,9% tổng giá trị tài sản ròng (NAV) tại cuối tháng 10, tương đương gần 46,3 triệu USD (gần 1.100 tỷ đồng).
ACB hiện đang niêm yết trên HNX nhưng nhà băng này đã nộp hồ sơ chuyển niêm yết sang HoSE hồi giữa tháng 10. VinaCapital kỳ vọng ngân hàng sẽ được niêm yết vào tháng 12/2020 hoặc tháng 1/2021 và có thể lọt vào rổ VN30. Tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng trong Vn-Index theo đó sẽ được nâng từ 26% lên hơn 28%.
Theo báo cáo kinh doanh 9 tháng, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6.411 tỷ đồng, cao hơn 15% so với cùng kỳ 2019, tương đương 84% kế hoạch 2020. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tương đương, đạt 5.133 tỷ đồng.
Mới đây
ACB còn thông báo ký hợp đồng đại lý độc quyền phân phối các sản phẩm bảo hiểm cho Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam trong thời hạn 15 năm. SSI Research giả định phí độc quyền trong trường hợp của
ACB có thể khoảng 2.500 - 3.000 tỷ đồng, giúp tăng vốn chủ sở hữu năm 2021.
Cổ phiếu vật liệu xây dựng, dẫn đầu là Hòa Phát, tăng giá tốt nhất danh mục VOF
Tổng NAV của quỹ đạt gần 945 triệu USD tại cuối tháng 10, tăng 2% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng, hiệu suất đầu tư của quỹ là 10,7% so với mức giảm 2,3% của VN-Index trong cùng giai đoạn. VOF cho rằng hiệu suất vượt trội này là nhờ kiên định nắm giữ các khoản đầu tư trong các ngành mà có khả năng hồi phục cao, đặc biệt là các công ty hưởng lợi từ chính sách như đầu tư công và dòng vốn FDI.
Cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng có hiệu quả tốt nhất tính đến hiện nay, tăng 44,7% kể từ đầu năm. VOF dẫn bằng chứng Hòa Phát (HoSE: HPG) - công ty thép đầu ngành và là khoản đầu tư lớn nhất chiếm tỷ trọng 15,7% NAV - dẫn đầu với mức tăng 59%.
Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng có hiệu quả cao tiếp theo với mức tăng 8% kể từ đầu năm, bằng chứng là Vinamilk (HoSE: VNM) tăng giá 14,5% và đang chiếm 4,4% NAV.
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) báo cáo quý III với lợi nhuận ròng giảm 2,8% còn 9 triệu USD nhưng đã vượt 3% so với kỳ vọng của thị trường. Lợi nhuận 9 tháng giảm 20,3% xuống 28 triệu USD nhưng cũng vượt quá kỳ vọng của thị trường và cho thấy triển vọng kinh doanh đang được cải thiện, theo báo cáo của VOF.
Cụ thể, doanh số bán lẻ của PNJ đã phục hồi đáng kể khi tăng trưởng 9,5% trong quý III. Công ty duy trì được biên lợi nhuận gộp ở mức 18,7%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với mức 19,1% của quý III/2019, nhưng đã tăng 1,4 điểm phần trăm so với quý II/2020.
Phân bổ danh mục của VOF theo ngành và loại tài sản.
Nhờ đà tăng mạnh của cổ phiếu niêm yết, tỷ trọng nhóm này chiếm 63% tổng tài sản quản lý của quỹ. Tỷ trọng tiền mặt và các khoản đầu tư khác là 1,3% NAV. Hai ngành đầu tư lớn nhất của VOF vẫn là bất động sản và vật liệu xây dựng.