• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,09 -3,46/-0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,09   -3,46/-0,28%  |   HNX-INDEX   221,68   -0,01/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,84   +0,04/+0,04%  |   VN30   1.314,81   -2,14/-0,16%  |   HNX30   461,80   +1,55/+0,34%
22 Tháng Giêng 2025 8:07:50 SA - Mở cửa
Thị trường chứng khoán 2020: Dấu ấn nhà đầu tư ‘F0’
Nguồn tin: Người đồng hành | 21/12/2020 12:30:21 CH

Sau khoảng thời gian tích cực trong tháng đầu tiên của năm 2020, VN-Index giảm một mạch từ 991,46 điểm về mức đáy là 659,21 điểm vào ngày 24/3, tương ứng giảm 33,5% do chịu ảnh hưởng từ sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới.
 
Nhiều cổ phiếu bluechip giảm sàn liên tục, VN-Index có nhiều phiên giảm trên 4%. Việc các chỉ số lao dốc quá nhanh và mạnh khiến nhiều nhà đầu tư liên tưởng đến các đợt sụt giảm lịch sử như 2001- 2002, 2007 – 2008 và 2018.
 
 
Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong tháng 2 và 3 khiến nhiều cổ phiếu rơi về vùng hấp dẫn. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô tích cực như Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi được dự báo có tăng trưởng kinh tế trong năm 2020, đẩy mạnh đầu tư công, lãi suất huy động liên tục giảm… Điều này thu hút dòng tiền mới của nhà đầu tư mới – hay còn gọ là F0 chuyển hướng sang kênh chứng khoán khi các kênh đầu tư khác như gửi ngân hàng, vàng, bất động sản…kém thu hút hơn.
 
Số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới trong nước tăng vọt kể từ tháng 3, liên tục ở mức trên 30.000 đơn vị mỗi tháng. Trong tháng 11, lượng mở mới của nhà đầu tư cá nhân trong nước lên mức kỷ lục 41.080 tài khoản. Lũy kế 11 tháng, lượng tài khoản mở mới này đạt 329.452 đơn vị, tăng 75,4% so với cả năm 2019.
 
 
Dòng tiền mới từ nhà đầu tư “F0” mang đến sự bùng nổ về thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Từ nửa sau của tháng 11 – thời điểm VN-Index bứt phá vượt qua mốc 1.000 điểm, giá trị giao dịch khớp lệnh liên tục trên dưới 10.000 tỷ đồng mỗi phiên. Thanh khoản hiện tại cao hơn thời điểm trước khi VN-Index vượt đỉnh lịch sử - vào đầu năm 2018. Giá trị giao dịch trên HoSE liên tục lập đỉnh.
 
Dòng tiền mới của nhà đầu tư “F0” đã đem lại làn gió mới cho thị trường chứng khoán, giúp các chỉ số nói chung và nhiều cổ phiếu nói riêng bứt phá. VN-Index đã lấy lại được toàn bộ những gì đã mất và còn vượt qua mức đỉnh của năm 2019. Nhiều cổ phiếu lập đỉnh mới.
 
Đáng chú ý, các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ thường có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường do thị giá thấp và mang tính đầu cơ cao. Tuy nhiên, trong khoảng cuối tháng 11 và đầu tháng 12, nhiều bluechip lọt top các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất trong thời gian qua với vài chục triệu đơn vị mỗi phiên.
 
Thanh khoản cao giúp các chỉ liên tục đi lên, không điều chỉnh quá mạnh khi chỉ diễn ra trong một phiên, hoặc ngay trong phiên.
 
 
Tính đến hết phiên giao dịch ngày 17/12, riêng sàn HoSE, khối ngoại bán ròng kỷ lục 13.300 tỷ đồng. Nếu loại trừ đi giao dịch thỏa thuận, khối ngoại sàn này bán ròng hơn 36.200 tỷ đồng. Các cổ phiếu bị bán ròng mạnh có MSN, HPG, VIC, HDB hay VNM.
 
Khối ngoai có 2 chuỗi bán ròng bền bỉ trên HoSE. Chuỗi đầu tiên là 33 phiên bán ròng liên tiếp diễn ra hồi tháng 2 – 3 với tổng giá trị hơn 9.500 tỷ đồng. Chuỗi bán ròng dài thứ 2 diễn ra vào tháng 10 – 11 với 30 phiên liên tiếp, tổng giá trị 10.546 tỷ đồng.
 
Nhà đầu tư nước ngoài đổi hướng bán ròng trở lại sau 3 năm liên tiếp mua ròng bất chấp những đánh giá lạc quan và tích cực về thị trường Việt Nam. Nhiều nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra trong đó có việc quỹ cận biên Frontier Markets và Emerging Markets giảm quy mô danh mục do bị rút vốn để hướng dòng vốn đến các thị trường Developed Markets (thị trường phát triển).
 
 
 
Tổ chức xây dựng chỉ số MSCI quyết định giảm tỷ trọng của thị trường Kuwait về 0% trong rổ chỉ số thị trường cận biên MSCI Frontier Markets qua 5 giai đoạn bắt đầu từ tháng 11/2020 và hoàn thành vào tháng 11/2021 thay vì thực hiện một lần như trước.
 
Theo tính toán của MSCI, tỷ trọng của Việt Nam sẽ đứng đầu với 15,76% sau giai đoạn 1 và được nâng lên thành 28,76% sau khi hoàn tất giảm tỷ trọng của Kuwait về 0%.
 
Ngay trong giai đoạn đầu tiên, iShare MSCI Frontier 100 ETF (quỹ ETF sử dụng tham chiếu là bộ chỉ số MSCI Frontier 100 Index) đã hạ tỷ trọng của thị trường Kuwait xuống còn 21,78%, trong khi tỷ trọng đầu tư vào thị trường Việt Nam đã nhích nhẹ lên 14,15% (tương ứng giá trị 57,6 triệu USD). Trước đó vào thời điểm cuối tháng 11, tỷ trọng đầu tư vào thị trường Kuwait là 24,18%, trong khi tỷ trọng Việt Nam là 13,23%.
 
Ngoài ra, nhiều quỹ chủ động có quy mô hàng trăm triệu USD đang sử dụng chỉ số cơ sở là MSCI Frontier Markets Index, chẳng hạn Morgan Stanley Institutionam Fund, Templeton Frontier Markets Fund, Schroder International Selection Fund, Magna Umbrella Fund…Việc Việt Nam được tăng tỷ trọng trong MSCI Frontier Markets Index sẽ hút đáng kể dòng tiền từ các quỹ này.
 
 
Năm 2020, cùng với dòng tiền từ nhà đầu tư “F0”, dòng vốn từ các quỹ ETF cũng được cho là tác động tích cực đến thị trừng chứng khoán. Ngoài các quỹ ETF quen thuộc như FTSE ETF, VFM VN30 hay V.N.M ETF, sự bùng nổ của các quỹ ETF nội cũng cho thấy được sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam.
 
Riêng năm 2020, số lượng quỹ ETF nội mới đạt kỷ lục với 2 quỹ của SSIAM (VNFIN Lead, SSIAM VN30), quỹ của VFM (VFMVN Diamond), quỹ của VinaCapital (VinaCapital VN100) và quỹ của Quản lý quỹ Mirae Asset (Việt Nam) (MAFM VN30). Quy mô của các quỹ ETF nội cũng tăng lên nhanh chóng. Tổng tài sản của VFM VN30 hiện chỉ đứng sau V.N.M ETF với 307 triệu USD (7.108 tỷ đồng).
 
Tổng tài sản của các quỹ ETF nội hiện tại đạt trên 13.061 tỷ đồng.
 
 
Năm 2020, Bộ tài chính cũng đã lấy ý kiến một loạt các Thông tư cũng như Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực vào 1/1/2021. Các nội dung đáng chú ý như quy định cụ thể về độ tuổi được phép mở tài khoản chứng khoán từ 15 tuổi trở lên; Đề xuất cho phép UBCK được ngắt mạch thị trường, thu hẹp biên độ giao dịch khi cần; Đưa ra định nghĩa cũng như các quy định cho giao dịch bán khống có bảo đảm…
 
UBCKNN đã tổ chức xây dựng kế hoạch soạn thảo và đang triển khai xây dựng 4 Nghị định, 11 Thông tư quy định chi tiết Luật Chứng khoán.
 
 
Năm 2019, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục bùng nổ do tín dụng bị siết chặt, các ngân hàng phải giảm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn dẫn tới khả năng tiếp cận vốn trong một số ngành nghề rủi ro giảm cùng các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp được nới lỏng theo Nghị định 163/2018. Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp cũng thiết lập mức cao kỷ lục 20%/năm.
 
Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng của kênh đầu tư cũng như huy động vốn này đã khiến nhiều chuyên gia và cơ quan quản lý lo ngại. Trong năm 2020, Bộ Tài chính liên tục có những thông tin khuyến nghị, cảnh báo đối với tất cả đối tượng tham gia thị trường TPDN trong bối cảnh lĩnh vực này tăng trưởng mạnh.
 
Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163 nhằm nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành. Cụ thể, NĐ 81 đã giảm số lần phát hành trái phiếu của doanh nghiệp khi quy định các đợt phát hành phải cách nhau tối thiểu 6 tháng.
 
Bộ Tài chính đang xây dựng các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhằm tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động phát hành và giao dịch TPDN, doanh nghiệp chào bán phải công bố và tổng hợp thông tin thị trường rõ ràng hơn..
 
 
Khi thị trường lao dốc, các chỉ số liên tục giảm mạnh, các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ đối với ngành chứng khoán.
 
Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước giảm giá và miễn hoàn toàn không thu phí đối với một số dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên quan chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; cắt giảm các thủ tục hành chính (giảm thời gian xử lý hồ sơ mua cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp từ 7 ngày xuống còn 1 ngày); hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức Đại hội đồng cổ đông trực tuyến; chỉ đạo 2 Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán xây dựng các kịch bản điều hành thị trường chứng khoán trong mọi hoàn cảnh.
 
 
Nghị định số 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 5/12 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, trong đó có nội dung về việc cá nhân phải chịu thuế thu nhập từ đầu tư vốn khi bán cổ phiếu trong trường hợp có nhận thưởng hoặc nhận cổ tức bằng cổ phiếu cùng loại (cổ phiếu thưởng).
 
Quy định này đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều cả về mục đích đánh thuế lẫn cách thu. Nhiều ý kiến cho rằng thuế đánh trên cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu là bất hợp lý, gây thuế chồng thuế, đẩy thiệt hại về phía các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều công ty chứng khoán cho rằng Nghị định ban hành quá gấp gáp, các công ty chứng khoán cần ít nhất 6 tháng đến 1 năm để chuẩn bị hệ thống cũng như những điều kiện cần để triển khai đồng bộ việc thu thuế trên.