Cổ đông lớn bán lượng lớn cổ phiếu không đủ kéo cổ phiếu HSG điều chỉnh sâu, thậm chí sau đó cổ phiếu này còn tiếp tục đi lên mạnh hơn. Động thái bán ra của cổ đông lớn cũng làm gia tăng lượng cổ phiếu được chuyển nhượng tự do (free float) của HSG.
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi diện mạo nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán trong năm 2020. Nhiều cổ phiếu diễn biến khó lường gây bất ngờ cho nhà đầu tư trong đó không thể thiếu sự trở lại ấn tượng cổ phiếu Hoa Sen Group (mã
HSG).
Cổ phiếu của “đại gia” ngành thép từng gây thất vọng trong thời gian dài kể từ sau khi đạt đỉnh hồi đầu tháng 7/2017.
HSG “vùng vẫy” trong downtrend dài hạn và bị loại ra khỏi VN30 từ đầu năm 2019 do không đáp ứng tiêu chí về vốn hóa.
Đại dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020 tưởng chừng đã "nhấn chìm" con tàu
HSG khi cổ phiếu này có thời điểm đã rơi xuống đáy sát 4.300 đồng/cổ phiếu. Từ vùng đáy,
HSG quay đầu đảo chiều phục hồi mạnh mẽ và bắt đầu một trong những sóng tăng mạnh nhất của cổ phiếu này tính đến hiện tại.
HSG “bẻ gãy” chuỗi giảm dài hạn ngay trong nhịp phục hồi đầu tiên sau khi tạo đáy hồi cuối tháng 3. Đồng pha với VN-Index trong nhịp điều chỉnh đến cuối tháng 7, cổ phiếu
HSG tiếp tục tăng tốc với mức tăng lên đến 129%, ấn tượng hơn nhiều so với mức tăng 34% của VN-Index trong giai đoạn này.
Như vậy, chỉ sau chưa đầy 9 tháng,
HSG đã gần như lấy lại toàn bộ những gì đã mất trong gần 3 năm trước đó. Hiện cổ phiếu này đang giao dịch quanh mức 21.750 đồng/cổ phiếu, tiến sát vùng đỉnh lịch sử hồi giữa năm 2017.
Diễn biến cổ phiếu HSG
CỔ ĐÔNG BÁN MẠNH, CỔ PHIẾU VẪN TĂNG
Cùng sự đi lên về giá, cổ phiếu
HSG cũng hút tiền rất mạnh đặc biệt từ khi bắt đầu nổi sóng hồi đầu tháng 4. Những phiên giao dịch với khối lượng trên dưới 20 triệu đơn vị xuất hiện ngày càng nhiều hơn bất chấp cổ phiếu đã tăng cao cho thấy phần sào sưc mạnh dòng tiền đổ vào cổ phiếu này.
Bên cạnh dòng tiền mới từ các nhà đầu tư “F0”, giao dịch nội bộ của cổ đông và lãnh đạo doanh nghiệp cũng rất đáng chú ý. Thực tế, cổ đông nội bộ và người có liên quan của Hoa Sen Group rất chăm “lướt sóng” cổ phiếu
HSG với các báo cáo giao dịch dày đặc ngay cả trong giai đoạn dò đáy.
Trong giai đoạn downtrend kéo dài, Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ và các công ty do ông làm chủ đều tỏ ra nhạy bén trong việc bắt đáy, bán đỉnh.
Nhiều nhà đầu tư còn nhớ rõ đợt bán ra 10 triệu cổ phiếu đúng đỉnh lịch sử vào giữa năm 2017 giúp ông Vũ “bỏ túi” hơn 300 tỷ đồng. Đến cuối năm 2018, khi cổ phiếu đang “ngụp lặn” vùng đáy, ông Vũ lại mua vào 4 triệu cổ phiếu được thỏa thuận từ Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen do ông làm Chủ tịch.
Trong giai đoạn cả năm 2019 đến đầu năm 2020, cổ phiếu
HSG gần như chỉ đi ngang vùng giá thấp mà không tạo ra được cơn sóng nào rõ rệt. Tuy nhiên, các cổ đông nội bộ gồm thành viên HĐQT, Ban kiểm soát... đều rất tích cực mua vào, trong đó riêng ông Vũ cũng đã gom thêm 2 triệu cổ phiếu hồi đầu năm 2020.
Nhịp tăng mạnh của
HSG từ cuối tháng 3 kéo theo hàng loạt cổ đông lớn và người nội bộ có liên quan liên tục có động thái chốt lời. Nổi bật trong số đó là loạt giao dịch của các cổ đông lớn liên quan đến ông Vũ.
Khi
HSG vừa vượt mệnh không lâu hồi cuối tháng 5, công ty của ông Vũ là Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen đã liên tiếp bán ra tổng cộng 35 triệu cổ phiếu
HSG trong đó 20 triệu cổ phiếu được “sang tay” lại cho ông Vũ. Ngoài ra, em gái ông Hoàng Đức Huy, Phó Tổng Giám đốc Hoa Sen Group cũng nhanh tay chốt lời hơn 7 triệu cổ phiếu.
Đến cuối tháng 11 khi cổ phiếu
HSG đang neo vùng đỉnh 2 năm, Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen lại tiếp tục “bơm” ra thị trường 30 triệu cổ phiếu và ngay sau đó tiếp tục đăng ký bán nốt 43 triệu cổ phiếu nữa từ 4/12/2020 đến 2/1/2021. Nếu thực hiện thành công, tổ chức này sẽ không còn là cổ đông tại Hoa Sen Group.
Điểm đặc biệt là những đợt chốt lời mạnh kể trên đều không đủ kéo cổ phiếu
HSG điều chỉnh sâu, thậm chí sau đó cổ phiếu này còn tiếp tục đi lên mạnh hơn. Điều này cho thấy sức hấp thụ cao của cổ phiếu
HSG.
Ngoài ra, động thái bán ra của cổ đông lớn cũng làm gia tăng lượng cổ phiếu được chuyển nhượng tự do (free float) của
HSG. Nếu Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen bán hết cổ phiếu,
HSG chỉ còn 2 cổ đông lớn là ông Lê Phước Vũ với 16,7% cổ phần và Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen với 9,11% cổ phần. Tính cả lượng cổ phiếu của người nội bộ, tỷ lệ free float làm tròn của
HSG có thể lên đến 75%.
Tỷ lệ free float cao trong khi thị giá cũng tăng lên giúp
HSG cả thiện đáng kể vốn hóa thị trường tính theo free float và thanh khoản, các tiêu chí quan trọng để lọt rổ VN30.
THÀNH QUẢ TỪ TÁI CƠ CẤU
Có thể dễ dàng nhận thấy động lực tăng giá trong giai đoạn vừa qua chủ yếu đến từ kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận liên tục tăng cao.
Quý cuối niên độ 2019/20 (từ 1/10/2019 - 30/9/2020), Hoa Sen Group lãi kỷ lục 450 tỷ đồng, gấp 5,4 lần so với cùng kỳ chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể trong khi các khoản chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm.
Tính chung toàn niên độ, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Hoa Sen Group đạt 1.151 tỷ đồng, tăng 219% so với niên độ trước đó. Kết quả này giúp doanh nghiệp vượt xa kế hoạch kinh doanh được giao cho toàn niên độ tài chính 2019/20 (400 tỷ đồng).
Hoa Sen Group cho biết đây là kết quả của việc tái cấu trúc công ty, thay đổi chiến lược kinh doanh, tập trung cải thiện trình độ kỹ thuật công nghệ, nâng cấp chất lượng sản phẩm, bán hàng vào các thị trường và mặt hàng có biên lợi nhuận cao, khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của hệ thống chi nhánh và cửa hàng trên toàn quốc để tìm kiếm lợi nhuận tối đa.
CÒN GÌ ĐỂ CHỜ ĐỢI?
Kết quả kinh doanh khởi sắc cùng sự đi lên của cổ phiếu là tín hiệu tích cực cho cổ đông của Hoa Sen Group tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc chưa có lời giải như việc tìm kiếm cổ đông chiến lược.
Theo kế hoạch ban đầu,
HSG dự định tổ chức ĐHĐCĐ bất thường thông qua phương án phát hành cho cổ đông chiến lược tỷ lệ tối đa 20% vào đầu tháng 8/2020 nhưng đã phải hoãn lại do tình hình dịch bệnh bùng phát tại một số tỉnh thành. Đến thời điểm hiện tại công ty chưa có kế hoạch thời gian cụ thể tổ chức ĐHĐCĐ.
Về hoạt động kinh doanh, với việc tái cấu trúc thành công hệ thống phân phối và hoạt động bán hàng, Chứng khoán BSC đánh giá Hoa Sen Group sẽ tăng nhẹ về sản lượng trong niên độ tới. Biên lợi nhuận gộp sẽ ít còn dư địa cải thiện hơn và duy trì mức ổn định khoảng 15-16% do các hoạt động tái cấu trúc đã được phản ánh trong kết quả niên độ 2019/20.
Niên độ 2020/21, Chứng khoán BSC cho rằng tình hình tiêu thụ tại thị trường nội địa cần thời gian để chính sách đầu tư công và làn sóng dịch chuyển FDI có thể lan tỏa tới nhóm vật liệu xây dựng, dự báo từ quý 2/2021 trong khi xuất khấu tiếp tục tốt đến cuối 2020 trước khi đối mặt với năm 2021 khó đoán.