15h00
Về cuối phiên giao dịch, một số cổ phiếu lớn đã nhận được lực cầu bắt đáy tốt và phần nào hồi phục trở lại, chính điều này cũng đã giúp thu hẹp đáng kể đà giảm của các chỉ số chính. Các cổ phiếu như
SSI,
VCB hay
TPB đều được kéo lên đứng ở mức giá tham chiếu.
VIC chỉ còn giảm 0,3%,
MSN giảm 0,4%,
ACB giảm 0,5%,
VRE giảm còn 0,9%...
Hôm nay cũng là phiên đáo hạn hợp đồng tương lai VN30F2003 nên biến động mạnh thường diễn ra vào cuối phiên. Chốt phiên, VN-Index giảm 21,72 điểm (-2,91%) xuống 725,94 điểm. Toàn sàn có đến 313 mã giảm giá, trong khi chỉ có 69 mã tăng và 44 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,85 điểm (-0,83%) xuống 100,99 điểm. Toàn sàn có 55 mã tăng, 100 mã giảm và 56 mã đứng giá.
Các cổ phiếu như
SAB,
VNM,
PVD,
PNJ,
VCB... đều chìm trong sắc đỏ và góp phần lớn trong việc giữ vững sắc đỏ của các chỉ số.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, áp lực bán tháo xảy ra ở nhiều mã, trong đó,
AMD,
EVE,
HHS,
FLC,
LMH,
BCG... đều bị kéo xuống mức giá sàn.
Thanh khoản thị trường vẫn tương đương phiên trước tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 447 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 4.800 tỷ đồng.
13h35
Ngay từ đầu phiên chiều, áp lực bán đã dâng lên và tiếp tục nới rộng đà giảm của các chỉ số, trong đó,
HDB bị kéo xuống mức giá sàn,
VHM giảm đến 6,2%,
VJC giảm 5,7%,
VPB giảm 5,8%...
VN-Index mất 30,25 điểm (-4,05%) xuống 717,56 điểm. HNX-Index cũng giảm 1,46 điểm (-1,43%) xuống 100,38 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 27,3 điểm (-3,65%) xuống 720,36 điểm. Toàn sàn có 49 mã tăng, 308 mã giảm và 42 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 1,28 điểm (-1,26%) xuống 100,56 điểm. Toàn sàn có 34 mã tăng, 110 mã giảm và 38 mã đứng giá.
Trong khi sắc đỏ bao trùm lên nhóm cổ phiếu trụ cột trên thị trường thì một số cổ phiếu ngành chứng khoán lại nhận được lực đỡ tốt. Trong đó,
SSI và
HCM được kéo lên đứng ở mức tham chiếu.
Thanh khoản thị trường phiên sáng nay không cải thiện nhiều so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE và HNX đạt 283 triệu cổ phiếu, trị giá 2.500 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng khoảng 250 tỷ đồng trên HoSE.
10h20
VN-Index vẫn còn giảm 26,52 điểm (-3,55%) xuống 721,14 điểm. HNX-Index giảm 1,28 điểm (-1,26%) xuống 100,56 điểm. Nhóm cổ phiếu trụ cột như
VIC,
HDB,
VRE,
VHM... vẫn giảm sâu.
MWG giảm sâu 3,2% bất chấp tin lãnh đạo đăng ký mua gần nửa triệu cổ phiếu.
9h40
Ngay từ đầu phiên giao dịch, áp lực bán bị đẩy lên mức cao và đẩy hàng loạt cổ phiếu trụ cột lao dốc, trong đó, các mã như
VHM,
VIC,
HDB,
VPB,
VRE,
VNM...đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó,
VHM giảm 6,2%,
VIC 6,1%,
HDB giảm 6,1%,
VPB giảm 6%,
VNM giảm 5,4%. Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục lao dốc mạnh do ảnh hưởng tiêu cực từ giá dầu thế giới.
GAS giảm 4,8%,
PVD giảm 6%...
VN-Index đang mất đến 29,7 điểm (-3,97%) xuống 717,96 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 102 triệu cổ phiếu, trị giá 903 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 1,56 điểm (-1,53%) xuống 100,27 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 34,8 triệu cổ phiếu, trị giá 142 tỷ đồng.
Thị trường diễn biến giằng co với những đợt tăng giảm điểm đan xen của VN-Index trong phiên 18/3 trước sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trên sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 596 tỷ đồng (tăng 6% so với phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng là 30,3 triệu cổ phiếu. Như vậy, khối ngoại sàn này đã bán ròng trong 27 phiên liên tiếp với tổng giá trị lên đến 6.700 tỷ đồng.
Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục có các nhịp rung lắc để kiểm định vùng hỗ trợ 710-740 điểm trong phiên kế tiếp.
MBS cho rằng VN-Index có thể chỉ đi ngang hoặc không tăng nhưng các nhóm cổ phiếu sẽ tạo đáy và luân phiên đi lên.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Dow Jones phiện 18/3 giảm 1.338,46 điểm, tương đương 6,3%, xuống 19.898,92 điểm. S&P 500 giảm 131,09 điểm, tương đương 5,18%, xuống 2.398,1 điểm. Nasdaq giảm 344,94 điểm, tương đương 4,7%, xuống 6.989,84 điểm. Trong phiên, các chỉ số có thời điểm giảm tới 7%, khiến thị trường phải ngừng giao dịch 15 phút. Chỉ số CBOE
VIX tăng lên 76,45 điểm.
MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 3,2% trong phiên chiều 18/3 xuống thấp nhất kể từ cuối năm 2016, với hầu hết chỉ số lớn trong khu vực đều đảo chiều và giảm điểm.Giảm mạnh nhất khu vực là cổ phiếu Australia với ASX 200 giảm 6,4%. Thị trường Hàn Quốc giảm mạnh thứ 2 với Kospi mất 4,8%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 1,8% và 1,5%. Hang Seng của Hong Kong mất gần 1.000 điểm, tương đương giảm 4,2%.
Dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng tại 173 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 220.000 bị nhiễm bệnh và gần 9.000 người tử vong, theo Worldometer. Trong đó, dịch bệnh đang lây lan mạnh ở khu vực châu Âu dù các chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế hà khắc.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.