15h00
VN-Index chốt phiên giảm 9,99 điểm (-1,16%) xuống 852,74 điểm. Toàn sàn có 124 mã tăng, 236 mã giảm và 68 mã đứng giá.
VHM,
VIC là 2 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số khi lần lượt giảm 1,9% và 1,6%. Ngoài ra, nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng như
TCB giảm 4,3% xuống 21.050 đồng/cp,
HDB giảm 4,6%,
STB,
VPB,
MBB… đều mất hơn 2%.
Các nhóm cổ phiếu khác như dầu khí, công nghệ, bán lẻ… đều chịu tác động trước áp lực điều chỉnh của thị trường.
Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu thép khởi sắc hơn với
HPG tăng 2,8% lên 27.250 đồng/cp,
NKG tăng 4,2%,
HSG tăng 4,6%. Một số cổ phiếu khác như
KSB,
TEG tăng trần,
ACL tăng 3,7%...
Đối với HNX,
SHB tăng trần lên 13.200 đồng/cp,
TVC tăng 4,8%... đã giúp HNX-Index tăng 1,3 điểm (1,23%) lên 107,04 điểm. Toàn sàn có 62 mã tăng, 95 mã giảm và 61 mã đứng giá.
UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (-0,13%) xuống 54,24 điểm. Toàn sàn có 113 mã tăng, 111 mã giảm và 66 mã đứng giá.
Thanh khoản toàn thị trường khoảng 6.300 tỷ đồng, xấp xỉ so với phiên trước, khối lượng tương ứng 400 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại mua ròng hơn 25 tỷ đồng trên HoSE nhưng bán ròng khoảng 38 tỷ đồng trên HNX và UPCoM. Nhóm cổ phiếu được mua ròng là
VNM,
VCB,
VRE,
VPB… và bán ròng ở các mã như
HPG,
SHB,
E1VFVN30…
Nguồn: VDSC
13h55
Thị trường có lúc giảm hơn 8 điểm nhưng sau đó đã ổn định trở lại. Nhóm cổ phiếu ngành thép giao dịch tích cực với
HPG tăng 2,6% lên 27.200 đồng/cp,
NKG tăng 4,3% lên 7.450 đồng/cp,
HSG tăng 3,9%.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu phân bón hoá chất như
DPM tăng 2,8% lên 14.500 đồng/cp,
DCM tăng 1,3%,
BFC,
LAS,
DGC… đều tăng giá.
11h30
Lực bán gia tăng về cuối phiên sáng ở một số cổ phiếu như
VHM giảm 2,1%,
VJC giảm 1,7%,
TCB giảm 3%,
GAS giảm 1,3%... đã khiến VN-Index mất 6,54 điểm (-0,76%) xuống 856,19 điểm. Toàn sàn có 131 mã giảm, 203 mã tăng và 72 mã đứng giá.
Ở chiều ngược lại,
SSI tăng 1% lên 14.500 đồng/cp,
HPG tăng 0,8%,
DPM tăng 2,8%,
DCM tăng 1,4%... góp phần giữ cho chỉ số không giảm quá sâu.
Trên HNX,
SHB tăng 8,3% lên 13.000 đồng/cp, đóng góp 1,5 điểm vào HNX-Index. Trong khi đó,
PVS giảm 1,6% xuống 12.700 đồng/cp,
NVB giảm 1,2% xuống 7.900 đồng/cp… Chỉ số dừng ở mức 107,1 điểm, tăng 1,36 điểm (1,29%). Toàn sàn có 48 mã tăng, 75 mã giảm và 55 mã đứng giá.
UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,06%) xuống 54,28 điểm. Toàn sàn có 83 mã tăng, 83 mã giảm và 63 mã đứng giá.
Thanh khoản phiên sáng đạt 3.400 tỷ đồng, tương ứng khối lượng khoảng 228 tỷ đồng.
Khối ngoại duy trì mua ròng 33 tỷ đồng trên HoSE và bán ròng hơn 27 tỷ đồng trên HNX và UPCoM. Các mã được mua ròng là
VNM,
VPB,
VCB,
CTG… và bán ra ở các cổ phiếu như
SHB,
HPG,
CII,
HCM…
11h05
VN-Index giao dịch giằng co quanh mốc 860. Một số cổ phiếu nhóm ngân hàng giao dịch khá tích cực, trong đó,
SHB tăng gần trần lên 13.100 đồng/cp,
BID tăng 0,4% lên 39.850 đồng/cp,
VIB tăng 3,3% lên 15.800 đồng/cp,
ACB tăng 0,9%...
Cổ phiếu
HBC tăng 2,3% lên 8.940 đồng/cp. Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình thông báo đăng ký mua 589.600 cổ phiếu
HBC trong thời gian 26/5-25/6.
VN-Index hiện ở mức 858,13 điểm, giảm 4,6 điểm (-0,53%). HNX-Index tăng 1,79 điểm (1,69%) lên 107,53 điểm.
9h35
Áp lực điều chỉnh xuất hiện ngay đầu phiên ở nhiều cổ phiếu. Trong nhóm VN30,
HDB và
EIB giảm mạnh nhất sau khi tăng trần phiên hôm qua (21/5) với 3,4% và 2,3%. Các cổ phiếu khác như
SAB giảm 1,6% xuống 173.300 đồng/cp,
VHM giảm 1%,
VRE giảm 1,5%,
VCB,
VNM,
BID... đều giảm giá.
Ở chiều ngược lại,
KDC tiếp tục tăng 5,2% lên 29.600 đồng/cp, cổ phiếu này đã tăng trần 4 phiên liên tiếp. Bên cạnh đó,
GEX tăng 2,7% lên 17.350 đồng/cp. Ông Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam đăng ký mua 15 triệu cổ phiếu. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch kể từ ngày 26/5 đến ngày 24/6.
Một cổ phiếu khác là
NKG tăng 3,6% lên 7.400 đồng/cp. Công ty thông báo mua lại 10 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ từ ngày 2/6 đến 30/6.
Theo đó, VN-Index giảm 3,51 điểm (-0,41%) xuống 859,22 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 34 triệu cổ phiếu với giá trị tương ứng hơn 552 tỷ đồng.
Trên HNX,
SHB tăng 4,2% lên 12.500 đồng/cp là nhân tố chính giúp HNX-Index tăng 0,82 điểm (0,79%) lên 106,58 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 12,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 117 tỷ đồng.
UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,11%) xuống 54,25 điểm. Các cổ phiếu nổi bật như
MML,
VGI,
CTR,
VEA... đều giao dịch kém tích cực.
Khối ngoại mua ròng 13 tỷ đồng trên HoSE và UPCoM, bán ròng gần 9 tỷ đồng trên HNX. Trong khi
VPB,
CTG,
VNM,
VCB... được mua ròng thì
SHB,
HPG,
VRE,
KSB... bị rút vốn.
Hợp đồng phái sinh tháng 5 đáo hạn phiên giao dịch ngày 21/5 với chênh lệch gần 50 điểm so với chỉ số cơ sở VN30. Các cổ phiếu như
HDB,
EIB bất ngờ tăng trần,
TCB lên cao nhất phiên với 4,5% dù giảm giá trong phần lớn thời gian giao dịch. Theo đó, VN-Index đóng cửa ở mức 862,73 điểm, tăng 9,82 điểm (1,15%). HNX-Index giảm 1,2 điểm (-1,12%) xuống 105,74 điểm.
Trong những phiên gần đây, nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua bán ròng xen kẽ. Riêng hôm qua, dòng vốn ngoại bán ròng trở lại 66,6 tỷ đồng sau khi mua hơn 106 tỷ đồng phiên hôm trước. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 18,3 triệu cổ phiếu, trị giá 569 tỷ đồng, trong khi bán ra 23,7 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 637,2 tỷ đồng.
Trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài quay đầu bán ròng 66,7 tỷ đồng.
HPG bị rút vốn 4 phiên gần đây với tổng giá trị khoảng 178 tỷ đồng. Hai cổ phiếu họ 'Vin' là
VRE,
VIC cũng bị bán ra 27,3 tỷ đồng và 24 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại,
VNM được mua vào với 66,3 tỷ đồng. CCQ VFMVN Diamond tiếp tục được mua ròng phiên thứ 7 với tổng giá trị hơn 630 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng là
VCB,
CTG,
VPB hút được dòng tiền khi được mua ròng 25,4 tỷ đồng, 24,7 tỷ đồng và 3,6 tỷ đồng.
SHS dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 22/5, VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ gần nhất quanh 880 điểm (fibonacci retracement 61,8%) và 840 điểm (fibonacci retracement 50%).
YSVN cho rằng VN-Index và VN30 có thể sẽ tiếp tục hướng về vùng 880 và 833 điểm trong phiên tới. Đồng thời, thị trường có thể sẽ tiếp tục phân hóa và chủ yếu tập trung ở nhóm largecap như dòng ngân hàng, nhóm cổ phiếu Vingroup.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Dow Jones giảm 101,78 điểm, tương đương 0,41%, xuống 24.474,12 điểm. S&P 500 giảm 23,1 điểm, tương đương 0,78%, xuống 2.948,51 điểm. Nasdaq giảm 90,9 điểm, tương đương 0,97%, xuống 9.284,88 điểm.
MSCI châu Á – Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm 0,2% trong phiên chiều 21/5, với hầu hết chỉ số lớn trong khu vực đều giảm điểm. Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,2% trong khi Kospi của Hàn Quốc tăng 0,4%.
Giá dầu Brent tương lai tăng 34 cent, tương đương 1%, lên 36,09
USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 43 cent, tương đương 1,28%, lên 33,92
USD/thùng.
Panasonic sẽ đóng cửa một nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng lớn ở ngoại ô Bangkok, Thái Lan sớm nhất vào mùa thu năm nay. Sau đó, công ty sẽ chuyển dây chuyền này sang một nhà máy lớn hơn tại Việt Nam để nâng hiệu suất hoạt động