• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 5:25:48 CH - Mở cửa
Trái chiều kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp ngành cảng biển
Nguồn tin: Người đồng hành | 07/05/2020 1:50:59 CH
Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng tác động của dịch Covid-19 tới sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong quý I không nhiều. Cụ thể, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam quý đầu năm đạt hơn 159 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó hàng container là hơn 5 triệu TEUs, tăng 14%. Điều này có thể lý giải cho việc nhiều doanh nghiệp cảng biển vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao.
 
Tuy nhiên, sang đến quý II, Chứng khoán BIDV (BSC) dự đoán sản lượng thông cảng toàn ngành sẽ khó tăng trưởng. Tác động tiêu cực từ dịch có thể sẽ bị trễ 1 – 2 tháng do các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hàng tồn kho nên việc giảm sản lượng chậm hơn. Với việc chỉ số PMI giảm từ 49 điểm của tháng 2 xuống 41,9 điểm trong tháng 3 báo hiệu mức giảm mạnh của sức khỏe hoạt động sản xuất tại Việt Nam, đồng thời, dịch lây lan khiến nguồn cầu từ các thị trường quan trọng khác như Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu suy giảm.

Nguồn: BCTC
 
Doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất là Gemadept (HoSE: GMD) với giá trị 122,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này giảm 16% so với quý I/2019 do biên lợi nhuận hoạt động chính là khai thác cảng giảm, trong khi, các loại chi phí đều tăng đáng kể.
 
Trong năm 2020, công ty kỳ vọng cảng Gemalink - cảng nước sâu có quy mô lớn nhất Việt Nam, năng lực tiếp nhận Megaship - loại tàu container thế hệ lớn nhất thế giới, sẽ khai thác kỹ thuật vào quý IV. BSC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận CAGR đạt 40%/năm, giúp lợi nhuận tăng ít nhất 17%/năm trong giai đoạn từ 2022 đến 2025.
 
Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) cũng ghi nhận lợi nhuận giảm 8% còn 31 tỷ đồng, chủ yếu do hoạt động tài chính không hiệu quả khi doanh thu giảm và chi phí tăng.
 
Năm 2020, công ty đặt kế hoạch doanh thu là 1.370 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là 120 tỷ đồng, giảm 1% so với lợi nhuận thực hiện năm 2019 – mức thấp nhất từ năm 2014.
 
Kế hoạch kinh doanh đặt ra trong bối cảnh doanh nghiệp đánh giá năm 2020 có nhiều thách thức lớn do cạnh tranh gay gắt ở khu vực sông Cấm và chi phí gia tăng do ảnh hưởng bởi quy định Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
 
Trong các doanh nghiệp thống kê, Cảng Sài Gòn (UPCoM: SGP) có mức giảm lợi nhuận mạnh nhất là 45,5%, còn gần 21 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là biên lợi nhuận gộp giảm. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này đã cải thiện so với quý III và quý IV/2019.
 
Trong thời gian tới, doanh nghiệp dự kiến thay đổi cơ cấu mặt hàng tại các cảng, tập trung khai thác các bến mềm để thực hiện chuyển tải hàng hóa, hỗ trợ cho việc thiếu hụt cầu cảng khi di dời, đồng thời, nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ bốc xếp. Về kế hoạch mở rộng và phát triển sản xuất, Cảng Sài Gòn sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn tất xây dựng dự án Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước giai đoạn 1, triển khai giai đoạn 2 và dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM.
 
Công ty cũng triển khai dịch vụ logistics đối với các mặt hàng rời, sắt thép và trung tâm phân phối hàng hóa tại khu đất Tân Thuận B, quận 7. Cảng Sài Gòn cũng hợp tác, mở rộng cầu cảng tại chi nhánh Cảng Sài Gòn tại Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận các tuyến tài khác ngoài các tàu của nhà máy thép Phú Mỹ.
 
Bên cạnh Gemadept, Hải An, Cảng Sài Gòn..., ngành cảng biển vẫn có những doanh nghiệp ghi nhận lãi tăng đáng kể. Cụ thể, Viconship (HoSE: VSC) ghi nhận doanh thu thuần giảm 3,5%, còn 409 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tăng 42%, lên 72 tỷ đồng. Sở dĩ có sự khác biệt là bởi lợi nhuận gộp tăng nhờ giá vốn giảm mạnh hơn doanh thu. Bên cạnh đó, trong quý I, công ty đã đẩy mạnh công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh và lượng tàu phải chuyển ở các cảng ngoài giảm nên giảm được chi phí.
 
Cảng Xanh VIP (UPCoM: VGR), công ty con của Viconship, cũng ghi nhận mức tăng lợi nhuận ấn tượng 86%, lên 42,5 tỷ đồng nhờ lượng hàng được duy trì, nhưng các chi phí về giá vốn được cải thiện, phản ánh trực tiếp từ các chi phí đầu vào như xăng dầu, công nhân...
 
Nhờ doanh thu tài chính hơn gấp 4 lần, lợi nhuận của Cảng Hải Phòng (HNX: PHP) tăng thêm 26% lên 122 tỷ đồng, xấp xỉ doanh nghiệp đầu ngành là Gemadept. Theo giải trình, năm 2020, công ty mẹ thay đổi cách hạch toán, ghi nhận lãi dự thu tiền gửi tiết kiệm ngân h&a

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức