• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.278,14 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.278,14   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   235,84   +2,65/+1,14%  |   UPCOM-INDEX   99,51   +0,12/+0,12%  |   VN30   1.337,39   +3,38/+0,25%  |   HNX30   492,67   +8,11/+1,67%
18 Tháng Hai 2025 5:20:41 CH - Mở cửa
Cổ phiếu ngân hàng kéo VN-Index tăng gần 14 điểm
Nguồn tin: Người đồng hành | 01/06/2020 9:57:34 SA
15h00
Càng về cuối phiên dòng tiền đổ càng mạnh vào thị trường đã giúp cho các chỉ số giữ vững đà tăng.Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng góp nhiều nhất cho chỉ số.
 
 
Kết phiên, VN-Index tăng 14,2 điểm (1,64%) lên 878,67 điểm. Toàn sàn có 286 mã tăng, 99 mã giảm và 49 mã đứng giá. Tâm lý hưng phấn đã giúp cho nhiều cổ phiếu có sự bứt phá. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng góp nhiều nhất cho chỉ số với VPB tăng 5,1% lên 24.550 đồng/cp, CTG tăng 4,4%, STB tăng 4,4%... Ngoài ra, các cổ phiếu khác như VHM tăng 3,3% lên 79.100 đồng/cp, SSI tăng 2,7%, BVH tăng 1,5%... góp phần vào nhịp tăng của chỉ số.
 
Nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ cũng ghi nhận sự bứt phá với nhiều cổ phiếu tăng trần. Có thể kể đến như DIC, EVG, ASM, D2D, DBC, HAI, ITA, HAG
 
Trên HNX, ACB tăng trần lên 25.100 đồng/cp đóng góp 3,47 điểm cho HNX-Index. Chỉ số dừng ở mức 114,14 điểm, tăng 4,33 điểm (3,94%). Toàn sàn có 114 mã tăng, 58 mã giảm và 62 mã đứng giá.
 
UPCoM-Index tăng 0,56 điểm (1,02%) lên 55,59 điểm. Toàn sàn có 126 mã tăng, 79 mã giảm và 49 mã đứng giá.
 
Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 8.600 tỷ đồng, trong đó riêng giao dịch khớp lệnh là hơn 6.200 tỷ đồng, cao hơn so với phiên trước. 
 
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 95 tỷ đồng trên HoSE và bán ròng gần 60 tỷ đồng trên HNX và UPCoM. VNM, HPG, CTG, PHR… là những mã được mua ròng trong khi bán ra các cổ phiếu như VRE, SHB, MSN, HSG
14h00
 
Các chỉ số nới rộng đà tăng khi nhóm cổ phiếu ngân hàng có sự bứt phá. Trong đó, CTG tăng 4% lên 23.450 đồng/cp, MBB tăng 4,4%, VPB tăng 3,6%, BID tăng 3,4%, ACB tăng trần…
 
VN-Index hiện ở mức 877,25 điểm, tăng 12,78 điểm (1,48%). HNX-Index tăng 3,9 điểm (3,55%) lên 113,7 điểm.
 
11h30
 
Kết phiên sáng, VN-Index dừng ở mức 874,26 điểm, tăng 9,79 điểm (1,13%). Toàn sàn có 258 mã tăng, 107 mã giảm và 50 mã đứng giá. Nhóm cổ phiếu VN30 như VHM, CTG, SSI, BID… là những mã đóng góp nhiều nhất cho VN-Index khi đều tăng trên 2%. Nhưng điểm nhấn phiên sáng lại là nhóm cổ phiếu midcap và có tính đầu cơ cao (penny) với nhiều mã tăng trần. Có thể kể đến như IDI, JVC, ASM, DBC, HAG, TTB, DLG… Các cổ phiếu khác như HAI tăng 6,5% lên 3.260 đồng/cp, BFC tăng 6,1%, OGC tăng 5,9%...
 
Đối với HNX, ACB tăng 6,1% là động lực chính giúp HNX-Index tăng 2,43 điểm (2,21%) lên 112,24 điểm. Toàn sàn có 76 mã tăng, 60 mã giảm và 54 mã đứng giá.
 
UPCoM-Index tăng 0,37 điểm (0,67%) lên 55,4 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 57 mã giảm và 42 mã đứng giá.
 
Thanh khoản phiên sáng đạt hơn 4.300 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 316 triệu đơn vị. Khối ngoại mua ròng hơn 79 tỷ đồng trên HoSE, tập trung vào các cổ phiếu như HPG, VNM, VCB, GAS… và bán ròng khoảng 9 tỷ đồng trên HNX và UPCoM.
 
Kết thúc tháng 5, thị trường chứng khoán nối tiếp đà tăng sau khi tạo đáy vùng 650 điểm vào cuối tháng 3 và được đánh giá có diễn biến tốt nhất châu Á. Việc kiểm soát tốt dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến tâm lý của nhà đầu tư. Các nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản, khu công nghiệp… đều phục hồi tốt. Có thể kể đến một số mã như VCB, TCB, VHM, VRE... Theo đó, VN-Index đóng cửa tháng ở mức 864,47 điểm, tăng 95,36 điểm (12,4%). HNX-Index tăng 2,97 điểm (2,8%) lên 109,81 điểm.
 
Nhà đầu tư nước ngoài giảm mạnh lượng bán ròng, chỉ còn gần 910 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 6.810 tỷ đồng của tháng trước. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ra 18.410 tỷ đồng, tăng 14% so với tháng trước trong khi mua vào lên đến 17.500 tỷ đồng, tăng gần 88%.
 
Trên HoSE, dòng vốn ngoại giảm bán ròng còn 446 tỷ đồng, so với mức 6.138 tỷ đồng của tháng trước. Trong tháng 5, nhóm này liên tục mua bán ròng đan xen giữa các phiên. VHM đứng đầu danh sách bán ròng hơn 1.828 tỷ đồng. Nếu không tính lượng bán thoả thuận phiên giao dịch ngày 6/5 gần 2.146 tỷ đồng, tương đương 36 triệu cổ phiếu với mức giá 60.000 đồng/cp thì thực chất dòng vốn ngoại đã mua ròng gần 318 tỷ đồng VHM. 2 cổ phiếu cùng họ khác là VIC, VRE cũng bị bán ròng 454 tỷ đồng và 247 tỷ đồng. 
 
Ở chiều ngược lại, MSN được mua ròng hơn 2.397 tỷ đồng, trong đó có 2.335 tỷ đồng giao dịch thoả thuận ngày 14/5, tương ứng 39 triệu cổ phiếu với mức giá 60.000 đồng/cp. VNM, VCB được mua ròng trở lại gần 824 tỷ đồng và 699 tỷ đồng.
 
BVSC dự báo VN-Index sẽ thử thách lại vùng kháng cự 880±5 trong tuần tới. Tuy nhiên, thị trường có thể xuất hiện các phiên điều chỉnh mạnh trước khi hướng đến vùng kháng cự trên. 
 
YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp nối đà tăng trong các phiên giao dịch đầu tuần và hướng về các vùng kháng cự 880 của VN-Index và 833 điểm của chỉ số VN30. Đồng thời, dòng tiền tiếp tục quay trở lại nhóm Midcap và Smallcap cho thấy dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu thoát khỏi thị trường mà chủ yếu dịch chuyển giữa các nhóm cổ phiếu.
 
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
 
Kinh tế Mỹ gần đây đón nhận hàng loạt thông tin tiêu cực như tỷ lệ thất nghiệp tăng, lợi nhuận doanh nghiệp đi xuống do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Phố Wall vẫn đi lên đều đặn với các chỉ số chính tăng mạnh nhất nhiều năm.
 
Bắc Kinh đã thông qua kế hoạch bơm khoảng 1.400 tỷ USD vào nền kinh tế nhằm phổ biến hóa nhiều công nghệ hiện đại từ mạng không dây thế hệ mới cho đến trí tuệ nhân tạo.
 
Thị trường năng lượng gặp chút trở ngại trong tuần trước nhưng vẫn diễn biến tích cực. Chốt phiên 29/5, giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 4 cent lên 35,33 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giao tháng 8 gần 5%, lên 37,84 USD/thùng, chốt tháng 5 tăng 40%. Giá dầu WTI tăng 5,3%, lên 35,49 USD/thùng, chốt tháng 5 tăng 88%.
 
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 6.148.518 ca nhiễm và 370.472 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 122.427 và 4.057 trường hợp so với hôm qua. Tổng cộng 2.727.447 người đã bình phục.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức