Kết thúc tháng 5, VN-Index đóng cửa ở mức 864,47 điểm, tăng 95,36 điểm so với tháng trước (12,4%). HNX-Index tăng 2,97 điểm (2,8%) lên 109,81 điểm. Nhiều nhóm ngành như ngân hàng, khu công nghiệp, thực phẩm… có mức tăng khá ấn tượng. Có thể kể đến như
VCB tăng 25,3% so với tháng trước, lên 85.200 đồng/cp,
TCB tăng 20,3%,
KSB tăng 30,8% hay
KDC tăng 84,1%,
DBC tăng 49,1%...
Mặc dù cả khối ngoại và nhóm tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) đều bán ròng nhưng áp lực đã giảm nhiều so với tháng trước. Theo dữ liệu của FiinPro, tự doanh CTCK bán ròng chỉ 42,5 tỷ đồng trong tháng 5, giảm đáng kể so với mức 1.915,5 tỷ đồng của tháng trước. Cụ thể, tự doanh CTCK đẩy mạnh mua vào hơn 3.822 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với tháng 4, trong khi bán ra 3.865 tỷ đồng, tăng 26%.
CCQ VFMVN Diamond bị bán ròng mạnh nhất với giá trị hơn 620 tỷ đồng, bỏ xa một CCQ khác là VNFin Lead với 50,3 tỷ đồng. Tuy nhiên cũng phải lưu ý là việc bán ròng mạnh các chứng chỉ quỹ là tín hiệu tốt với thị trường, bởi các CTCK là các đơn vị lập quỹ, nên việc bán ròng từ khối tự doanh đồng nghĩa với việc hút tiền vào thị trường. 3
Cổ phiếu
DBC,
GEX,
PLX bị rút vốn tháng thứ 2 với giá trị lần lượt là 40,4 tỷ đồng, 31,6 tỷ đồng và 21,6 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại,
PDN được mua ròng mạnh nhất với gần 200 tỷ đồng. CCQ
E1VFVN30 được mua vào tháng thứ 2 với tổng giá trị hơn 175 tỷ đồng. Nhiều cổ phiếu trong nhóm VN30 như
TCB,
MBB,
VPB,
CTG,
MWG,
PNJ tiếp tục hút được dòng tiền của khối tự doanh CTCK khi được mua vào.
10 cổ phiếu/CCQ được khối tự doanh mua (bán) ròng mạnh nhất HoSE.
Nguồn: FiinPro.
Khối ngoại chỉ bán ròng còn 910 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 6.810 tỷ đồng của tháng trước.
VHM đứng đầu danh sách bán ròng hơn 1.828 tỷ đồng. Nếu không tính lượng bán thoả thuận phiên giao dịch ngày 6/5 gần 2.146 tỷ đồng, tương đương 36 triệu cổ phiếu với mức giá 60.000 đồng/cp thì thực chất dòng vốn ngoại đã mua ròng gần 318 tỷ đồng
VHM. 2 cổ phiếu cùng họ khác là
VIC,
VRE cũng bị bán ròng 454 tỷ đồng và 247 tỷ đồng.
Trong khi đó,
MSN được mua ròng hơn 2.397 tỷ đồng, trong đó có 2.335 tỷ đồng giao dịch thoả thuận ngày 14/5, tương ứng 39 triệu cổ phiếu với mức giá 60.000 đồng/cp.
VNM,
VCB được mua ròng trở lại gần 824 tỷ đồng và 699 tỷ đồng.