• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
24 Tháng Giêng 2025 4:49:18 CH - Mở cửa
Đường lỏng ngoại: Từ phá giá đến phá hoại ngành mía đường
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 16/06/2020 9:36:35 SA
Các doanh nghiệp (DN) mía đường nội địa từ đầu năm đến nay được cho là gặp “khó khăn kép” từ tác động của dịch Covid-19 cho tới mức thuế suất thuế nhập khẩu (NK) đường vào Việt Nam là 0% như cam kết bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường từ đầu năm 2020 theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
 
Nguy cơ từ “chiến thuật đường lỏng"
 
Ngoài ra, tình trạng đường nhập lậu và đường lỏng NK bán phá giá khiến cho ngành mía đường trong nước lao đao. Đặc biệt là do xu hướng sử dụng đường lỏng trong chế biến thực phẩm – đồ uống tăng nhanh trong bối cảnh DN mía đường trong nước đang giải quyết các vấn đề về đường tồn kho thì đường lỏng Trung Quốc giá rẻ đang tràn vào.
 
Điều này có thể thấy khi một đánh giá cho rằng có tới 1/3 nhà máy đường trong Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã phải đóng cửa và nếu so với cách đây 3 năm thì đã giảm 12 nhà máy, chỉ còn 29 nhà máy đường đang tồn tại.
 
Trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tình hình của ngành mía đường hồi tháng 3 năm nay cũng lưu ý về NK đường lỏng ngày càng phức tạp và tinh vi. 
 
Để bảo vệ sản xuất mía đường trong nước, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với đường lỏng sirô ngô và các chất tạo ngọt khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
 
Một chuyên gia trong ngành mía đường cho rằng “chiến thuật đường lỏng” NK giá cực rẻ từ Trung Quốc có thể sẽ “phá hoại” ngành mía đường Việt trong tương lai gần. 
 
Theo đó, họ sẽ lấy đường lỏng giá rẻ để “đè” ngành sản xuất đường ở những thị trường mà họ xuất khẩu như Việt Nam nhằm tiến đến kết cục “chết yểu”. Và sau khi ngành đường ở những thị trường NK “chết” thì đường ngoại nhập của họ sẽ bán với giá cao hơn.
 
Như lưu ý từ cách đây 2 năm của ông Phạm Hồng Dương, Phó chủ tịch VSSA, chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh từ nguồn đường lỏng NK là điều đáng lo ngại. 
 
Và “mối đe doạ” về nguồn đường lỏng từ Trung Quốc như một điển hình mà nhiều thị trường đường ở các nước đã và đang phải đối mặt. Cho nên việc nhiều quốc gia ở EU hay Mỹ đã từng áp đặt biện pháp chống phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu.
 
Tức là trong nước, họ bán đường thành phẩm với giá rất cao, nhưng khi mang ra nước ngoài theo nhiều hướng (nhất là xuất lậu) thì lại bán giá rất thấp để phá giá. Theo giới chuyên gia, bên cạnh lượng đường nhập lậu trong thời gian qua thì nếu như họ xuất khẩu đường lỏng giá rẻ vào Việt Nam chính ngạch thì cần khởi kiện bán phá giá.
 
Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô (HFCS) có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc từ các công ty đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
 
Điều tra chống bán phá giá là cần thiết
 
Một trong những nội dung mà Cục Phòng vệ thương mại thẩm định hồ sơ là xác định chứng cứ về việc bán phá giá của hàng hóa NK gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
 
Theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, đường lỏng (HFCS) được làm từ bắp, nhưng chế hoá “linh tinh” để tăng độ ngọt, không phải đơn giản như người ta ép mía để lấy đường ăn (đường sucrose). 
 
Nhiều nghiên cứu cũng thể hiện hệ quả khi sử dụng đường lỏng là nguy cơ tăng nhiễu loạn hấp thu khiến thèm ăn, tăng cân, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm trí nhớ…
 
Nhận định về mức độ cạnh tranh của ngành đường Việt Nam, chuyên gia phân tích của FPTS từng cảnh báo rủi ro từ sản phẩm thay thế. Theo đó, chất tạo ngọt thay thế đường ở Việt Nam chủ yếu là đường lỏng HFCS và được sử dụng bởi các cơ sở chế biến thực phẩm - đồ uống, đặc biệt ở phân khúc DN vừa và nhỏ.
 
Từ cách đây 3 năm, sản lượng đường lỏng NK vào Việt Nam đã đạt hơn 89.000 tấn (7% nhu cầu sử dụng đường nội địa) và những năm gần đây được cho là đang tăng lên rất lớn.
 
Theo các DN nội địa trong ngành đường, việc đường lỏng từ Trung Quốc được NK giá rẻ vào Việt Nam có tác động tiêu cực không nhỏ tới tiêu thụ đường trong nước. 
 
Có ý kiến từ phía DN còn cho rằng đường lỏng Trung Quốc nhập về Việt Nam đáng lẽ phải chịu mức thuế cao nhưng để né khoản thuế này, đường lỏng Trung Quốc được tuồn qua các nước ASEAN sau đó mới xuất vào Việt Nam.
 
Và VSSA từ 2 năm trước đã từng có kiến nghị các biện pháp tự vệ đối với đường lỏng HFCS nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm làm giảm tác động tiêu cực của đường lỏng lên ngành đường Việt Nam.
 
Về việc cạnh tranh trong thị trường chất tạo ngọt, FPTS cũng chỉ rõ đường lỏng có giá thấp hơn đường mía và củ cải từ 10 - 15% trong khi độ ngọt có thể lên tới 1,2 - 1,5 lần đường thường.
 
Do đó, trước xu hướng sử dụng đường lỏng NK giá rẻ làm chất tạo ngọt trong chế biến ở Việt Nam đang tăng nhanh trong thời gian gần đây và tình trạng bán phá giá đang làm lao đao ngành mía đường Việt thì việc điều tra chống bán phá là rất cần thiết.
 
                            Thế Vinh