• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,14 -3,41/-0,27%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:35:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,14   -3,41/-0,27%  |   HNX-INDEX   221,40   -0,29/-0,13%  |   UPCOM-INDEX   92,45   -0,35/-0,38%  |   VN30   1.313,83   -3,12/-0,24%  |   HNX30   461,29   +1,04/+0,23%
21 Tháng Giêng 2025 2:35:06 CH - Mở cửa
Thị phần ngành thép biến đổi ra sao sau cuộc đua mở rộng?
Nguồn tin: Người đồng hành | 21/09/2020 8:11:10 SA
  • Tiêu thụ thép xây dựng, Hòa Phát khẳng định vị trí số 1 khi tăng thị phần từ 23,79% lên 32,02%.
  • Ở sản phẩm tôn mạ, Hoa Sen dù thị phần có sự tăng giảm qua các năm nhưng vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu với 31,6%.
  • Thép TVP và Minh Ngọc cũng đang tăng dần thị phần ở mảng tôn và ống thép.
 
Sau giai đoạn thuận lợi 2015-2017, hàng loạt doanh nghiệp ngành thép bước vào cuộc đua mở rộng nhằm gia tăng thị phần. Hòa Phát xây dựng khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), Nam Kim đầu tư nhà máy mạ màu và nhà máy sản xuất tôn mạ công suất 1 triệu tấn/năm, Pomina đầu tư 3 dự án có tổng vốn 170 triệu USD, Formosa Hà Tĩnh, Tôn Đông Á, Hoa Sen cũng tăng cường đầu tư nâng công suất.
 
Điều này đã giúp sản lượng sản xuất và bán hàng của các doanh nghiệp thép tăng đáng kể thời gian qua. Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản lượng sản xuất sản phẩm thép đã tăng trưởng liên tục 3 năm từ 21 triệu tấn năm 2017 lên 25,3 triệu tấn, sản lượng bán hàng tăng từ 18 triệu tấn lên 23,1 triệu tấn. Đà tăng trưởng của ngành thép ghi nhận mức cao trên 20% vào năm 2017 và 2018, đến năm 2019 “hạ nhiệt” xuống 1 chữ số.
 
Tính đến 8 tháng đầu năm nay, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản xuất và bán hàng thép các loại đã giảm lần lượt 5% và giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, xuất khẩu thép các loại đạt 2,74 triệu tấn, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Xét theo cơ cấu sản phẩm, sản lượng bán hàng 8 tháng giảm ở hầu hết các sản phẩm, trong đó cuộn cán nóng (HRC) giảm mạnh nhất 19,4%, thép cán nguội giảm 10,6% và thép xây dựng giảm 6%. Riêng sản phẩm tôn mạ có mức tăng trưởng dương gần 3%, ống thép tương đương cùng kỳ năm trước.
 
Cùng với đó, thị phần ngành thép đã có sự thay đổi đáng kể. Tiêu thụ thép xây dựng, Hòa Phát khẳng định vị trí số 1 khi tăng thị phần từ 23,79% lên 32,02%. Ngược lại, Pomina và Posco SS Vina giảm dần thị phần. Hết tháng 8, Posco SS Vina rớt khỏi top 5 và nhường chỗ cho Formosa Hà Tĩnh.
 
Ở sản phẩm tôn mạ, Hoa Sen dù thị phần có sự tăng giảm qua các năm nhưng vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu với 31,6% trong 8 tháng đầu năm. Đơn vị ghi nhận sự bành trướng phải kể đến Thép TVP, thị phần gấp đôi từ 5,74% năm 2017 lên 11,1% tính đến hết tháng 8.
 
Mảng ống thép, Hòa Phát và Hoa Sen tiếp tục chia nhau 2 vị trí đầu bảng. Tuy nhiên, Minh Ngọc và TVP cũng dần chiếm được thị phần khi liên tục tăng trong giai đoạn 2017 đến tháng 8/2020.