• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,62 +11,92/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:45:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,62   +11,92/+0,97%  |   HNX-INDEX   224,06   +1,81/+0,81%  |   UPCOM-INDEX   92,15   +0,33/+0,36%  |   VN30   1.303,34   +11,40/+0,88%  |   HNX30   477,30   +5,56/+1,18%
26 Tháng Mười Một 2024 10:46:46 SA - Mở cửa
KBSV - 2 'siêu' dự án dầu khí tiếp tục chậm tiến độ
Nguồn tin: Người đồng hành | 30/09/2020 9:56:58 SA
KBSV nhận định dự án Lô B Ô Môn và một dự án lớn khác tại bể Sông Hồng sẽ tiếp tục chậm tiến độ.
Việc chậm tiến độ 2 siêu dự án dầu khí và chưa rõ ngày vận hành mỏ Bầu Kèn sẽ là yếu tố tích cực cho việc phát triển kinh doanh LNG của PV Gas.
 
Hai siêu dự án dầu khí bị chậm tiến độ
 
Trong báo cáo ngành dầu khí mới công bố, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng 2 dự án lớn ngành dầu khí là Lô B Ô Môn và một dự án lớn của Exxon Mobile tại Việt Nam sẽ tiếp tục chậm tiến độ.
 
Cụ thể với Lô B, đây là mỏ khí lớn thứ 2 cả nước và kỳ vọng sẽ cung cấp khoảng 7 tỷ m3 khí tự nhiên mỗi năm, tương đương 15% nhu cầu khí Việt Nam năm 2030. Dự án từng được kỳ vọng đi vào hoạt động năm 2015 trước khi được chuyển giao từ nhà thầu Chevron và dời thời gian hoạt động sang năm 2023.
 
Tuy nhiên, 2 nhà đầu tư chính bao gồm Mitsui Oil Exploration (MOECO) của Nhật Bản và PTT Exploration & Production (PTTEP) của Thái Lan đã thông báo rằng dự án chỉ có thể đi vào hoạt động thương mại vào tháng 9/2024, chậm tiến độ một năm so với kế hoạch. KBSV thậm chí cho rằng dự án có thể hoạt động vào năm 2025, tương đương chậm tiến độ 2 năm.
 
Theo các nhà phân tích, việc Chính phủ chậm trễ trong việc phê duyệt đầu tư dự án nhà máy điện Ô Môn III (người mua chính của mỏ khí Lô B) đã khiến cho quá trình phát triển mỏ khí trên bị chậm trễ.

 
Sản lượng khí và thời điểm hoạt động dự kiến của các siêu dự án dầu khí. Nguồn KBSV.
 
Một dự án lớn khác nằm ở bể Sông Hồng do Exxon Mobil sở hữu 64% được kỳ vọng đi hoạt động thương mại vào năm 2023. Mỏ dầu khí này có thể  cung cấp 9,7 tỷ m3 khí tự nhiên mỗi năm, tương đương 22% nhu cầu tại Việt Nam năm 2030.
 
Tuy nhiên, Bloomberg ước tính Exxon Mobil sẽ lỗ 1,86 tỷ USD trong 2020 và có thể thiếu hụt 48 tỷ USD tiền mặt cho đến hết năm sau. Theo đó KBSV cho rằng việc Exxon Mobil đang gặp khó khăn có thể khiến siêu dự án tại Việt Nam bị chậm tiến độ. Công ty năng lượng Mỹ có thể cắt giảm nhân sự và trì hoãn các dự án sang năm 2021.
 
PV Gas hưởng lợi từ sự trì hoãn trên
 
Với việc trì hoãn sản lượng các dự án trên, Việt Nam sẽ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu khí tự nhiên ngày càng lớn thông qua việc nhập khẩu LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng). Do đó, KBSV cho rằng PV Gas (HoSE: GAS) sẽ được được hưởng lợi từ xu thế này.
 
Mỏ khí lớn nhất Việt Nam mới được phát hiện là Kèn Bầu (14 tỷ m3 khí mỗi năm, tương đương 31% nhu cầu 2030) vẫn chưa xác định ngày đi vào hoạt động và giá miệng giếng. Do vậy, việc phát triển các dự án LNG sẽ càng được quan tâm. PV Gas có kế hoạch đầu tư 7 trên 9 cảng hóa khí LNG cho đến năm 2030.
 
Cập nhật về Kho Cảng Thị Vải, KBSV cho biết giai đoạn 1 đang vượt tiến độ và sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào 2022 với sản lượng 1 triệu tấn LNG, tương đương 7% nhu cầu 2022. Quá trình đấu thầu nghiên cứu khả thi (FS) cho giai đoạn 2 đã bắt đầu, dự kiến đi vào hoạt động năm 2023 với sản lượng 3 triệu tấn/năm.
 
Trong chiến lược 2021 – 2025, PV Gas đặt mục tiêu chiếm lĩnh 100% thị phần khí khô từ nguồn trong nước; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhằm chiếm trên 50% thị phần nhập khẩu khí LNG; giữ vững 45 - 50% thị phần LPG (khí hóa lỏng) bán buôn và 16 - 20% thị phần bán lẻ trên toàn quốc.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức