15h00
Đà tăng của các chỉ số được nới rộng hơn khi một số cổ phiếu trụ cột giao dịch theo chiều hướng tích cực. Trong đó, các cổ phiếu chứng khoán như VND, VCI, SSI... tăng giá khá mạnh. Bên cạnh đó, nhóm ngành thép có một phiên sôi động khi HSG tăng 4,1%, HPG tăng 4,3%, VGS được kéo lên mức giá trần, POM tăng 5,7%, TLG tăng 4,7%...
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 7,39 điểm (0,62%) lên 1.192,28 điểm. Toàn sàn có 269 mã tăng, 178 mã giảm và 54 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,85 điểm (1,3%) lên 221,97 điểm. Toàn sàn có 125 mã tăng, 83 mã giảm và 44 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,94 điểm (1,22%) lên 77,89 điểm.
Thanh khoản giảm so với phiên trước nhưng vẫn ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 946 triệu cổ phiếu, trị giá 19.071 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.068 tỷ đồng.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 3,09 điểm (0,26%) lên 1.187,98 điểm. Toàn sàn có 223 mã tăng, 212 mã giảm và 60 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,26 điểm (-0,12%) xuống 218,86 điểm. Toàn sàn có 87 mã tăng, 97 mã giảm và 42 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (0,44%) lên 77,29 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 723,6 triệu cổ phiếu, trị giá 14.470 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh là 14.070 tỷ đồng.
Khối ngoại sàn HoSE vẫn bán ròng khoảng 272 tỷ đồng.
10h30
Lực cầu nhanh chóng xuất hiện trở lại đã giúp kéo nhiều cổ phiếu lớn lên trên mốc tham chiếu, trong đó,
BCM quay trở lại mức giá trần.
HVN tăng 2,6% lên 32.000 đồng/cp, VIC tăng 1,2% lên 115.200 đồng/cp, SAB tăng 1,1% lên 204.500 đồng/cp. Các cổ phiếu chứng khoán như VND, VCI, SSI... đều hồi phục đáng kể.
VN-Index tăng 2,86 điểm (0,24%) lên 1.187,75 điểm. HNX-Index giảm 1,12 điểm (-0,51%) xuống 218 điểm. UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (0,19%) lên 77,1 điểm.
9h56
MSR giảm 3,1% xuống 24.600 đồng/cp. Ông Craig Richard Bradshaw, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Masan High-Tech Materials (UPCoM: MSR) đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu MSR để thu xếp tài chính cá nhân. Giao dịch có thể theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh, thời gian mua từ 12/1 đến 9/2.
9h40
Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 12/1 với việc các chỉ số vẫn duy trì được sắc xanh. Tuy nhiên, áp lực chốt lời nhanh chóng xuất hiện đã kéo hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm giá, các chỉ số vì vậy cũng bị kéo xuống dưới mốc tham chiếu.
Hiện tại,
STB giảm sâu 3% xuống 19.550 đồng/cp,
VPB giảm 2,1% xuống 34.450 đồng/cp,
SHB giảm 1,6% xuống 18.500 đồng/cp,
TCB giảm 1,6% xuống 34.600 đồng/cp,
GAS giảm 1,3% xuống 67.200 đồng/cp,
VRE giảm 1,7% xuống 36.500 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại,
HVN,
BCM,
VHM... là một số cổ phiếu vốn hóa lớn còn duy trì được sự tích cực và giúp kìm hãm phần nào đà giảm của các chỉ số, trong đó,
HVN tăng 2,7% lên 32.100 đồng/cp,
BCM tăng 1,4% lên 51.000 đồng/cp,
VHM tăng 0,9% lên 104.000 đồng/cp.
VN-Index hiện tại giảm 4,51 điểm (-0,36%) xuống 1.189,38 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 148 triệu cổ phiếu, trị giá 3.000 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,73 điểm (-0,78%) xuống 217,42 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 51 triệu cổ phiếu, trị giá 610 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,15 điểm (-0,19%) xuống 76,8 điểm.
VN-Index có phiên tăng điểm thứ 7 liên tiếp với thanh khoản tiếp tục lập kỷ lục về giá trị khớp lệnh. Nhóm cổ phiếu "họ Vin" là động lực chính ở phiên này và giúp kéo VN-Index bứt phá.
Khối ngoại vẫn giao dịch theo chiều hướng tiêu cực khi bán ròng trên cả 3 sàn giao dịch với tổng giá trị 351 tỷ đồng.
VN-Index đang hướng đến vùng đỉnh lịch sử 1.200-1.220 điểm, mặc dù vậy, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vẫn lưu ý rằng, đây là vùng kháng cự tâm lý mạnh trong khi tình trạng quá mua của thị trường tiếp tục lan tỏa trên diện rộng ở nhiều nhóm cổ phiếu.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục hướng về mức 1.200 điểm của VN-Index trong phiên kế tiếp.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 11/1, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 89,28 điểm, tương đương 0,29%, xuống 31.008,69 điểm. S&P 500 giảm 25,07 điểm, tương đương 0,66%, xuống 3.799,61 điểm. Nasdaq giảm 165,54 điểm, tương đương 1,25%, xuống 13.036,43 điểm.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,14%. Tại Hàn Quốc, Kospi giảm 0,12%. Chỉ số này tuần trước tăng gần 10%. Thị trường Trung Quốc giảm với Shanghai Composite giảm 1,08% còn Shenzhen Component giảm 1,331%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,11%. Tại Australia, ASX 200 giảm 0,9%. Thị trường Nhật Bản nghỉ lễ.
Chốt phiên 11/1, giá dầu Brent giảm, WTI tăng. Giá dầu Brent tương lai giảm 33 cent xuống 55,66
USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 1 cent lên 52,25
USD/thùng.