CTCP Tập đoàn Cienco4 (C4G) đã tăng 3,8 lần từ đáy COVID-19 và tới cuối tuần qua C4G đã có mạch tăng liền 11 tuần.
Ảnh minh họa.
Cổ phiếu đã 11 tuần tăng giá liên tiếp
Tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giao dịch đầy thành công bất chấp việc hụt mục tiêu chinh phục ngưỡng 1.200 điểm. Nhà đầu tư tiếp tục được chứng kiến nhiều cổ phiếu gặt hái thêm nhiều lợi nhuận. Trong số này
C4G được ghi nhận một trong những mã đem lại lợi nhuận trung hạn đầy ấn tượng.
Cổ phiếu này có 11 tuần tăng giá liên tiếp kể từ đầu tháng 11/2020. Tuy nhiên, tính từ mức đáy COVID-19,
C4G hoàn toàn có thể đánh bại rất nhiều cổ phiếu đã vượt đỉnh trên HOSE, HNX hay UPCoM. Từ mức giá 3.110 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/3,
C4G đã tăng lên 11.900 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng lên 3,8 lần.
Cho đến thời điểm hiện tại, các diễn biến giá của
C4G vẫn đang cho thấy phe nắm giữ chưa hề có ý định thoái lui chốt lời. Thanh khoản của các phiên giao dịch gần đây liên tục chỉ ở mức bình quân 20 phiên và nếu có đan xen các phiên giao dịch đột biến thì cổ phiếu này vẫn duy trì một nền giá khá tốt.
Ở mức RSI chưa đến 70 lần,
C4G cũng đang cho thấy một trạng thái tăng không quá nóng bất chấp quá trình tăng giá là vượt trội. Có lẽ lựa chọn nắm giữ với nhiều nhà đầu tư lúc này vẫn đang là tối ưu.
Hưởng sóng đầu tư công và bài toán lên HOSE tăng vốn
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng,
C4G cũng chịu ảnh hưởng lớn từ COVID-19 trong năm 2020. 9 tháng đầu năm, doanh thu thu thuần và lợi nhuận sau thuế
C4G đạt lần lượt 1.296 tỷ đồng (-19,4%) và 16,75 tỷ đồng (-60%), qua đó hoàn thành 42,5% kế hoạch doanh thu và 8,4% lợi nhuận sau thuế. Trong quý 3/2020, doanh thu thuần chỉ đạt 342,7 tỷ đồng (-41%). Lợi nhuận sau thuế giảm về 16,75 tỷ đồng (-60%).
Được biết, doanh thu hợp đồng xây dựng chỉ đạt 271 tỷ đồng (-7,7%). Doanh thu bán vật tư giảm mạnh 31,7 tỷ đồng (-57%) trong quý 3/2020.
Tuy nhiên, trong quý 3, theo BSC,
C4G đã đẩy mạnh ký các hợp đồng mới với tổng giá trị ký mới đạt 4.907 tỷ đồng (+151%) vào tháng 12/2020. Chính sách đẩy mạnh đầu tư công vào năm sau sẽ kéo mảng vật liệu xây dựng phục hồi trở lại.
Trong khi đó, doanh thu cung cấp vật tư đạt 81 tỷ đồng (+1,3%) quý 3/2020. Thu phí BOT đạt doanh thu 70 tỷ đồng (-5,7%). Hiện tại, theo BSC, các BOT
C4G hoạt động ổn định trong quý 4/2020 khi lưu lượng giao thông trở lại bình thường và được hỗ trợ giảm lãi suất cơ cấu trong mùa COVID.
Bên cạnh đó,
C4G có đề xuất với chính phủ và bộ GTVT để tháo gỡ khó khăn cho BOT Thái Nguyên – Chợ Mới với 2 phương án: (i) Nhà nước hỗ trợ bằng cách mua lại toàn bộ dự án với giá trị dự kiến 3.161 tỷ đồng; (ii) Cho phép thu phí 1 tuyết Thái Nguyên-Chợ Mới và không thu phí trạm QL3. Từ đó, nếu nhà nước đồng ý mua lại BOT thì
C4G thu hồi được vốn chủ, tái đầu tư vào các dự án PPP mới và giảm tỉ lệ nợ vay xuống.
BSC cho rằng
C4G sẽ có động lực rất lớn để ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đột biến trong quý 4/2020. Đầu tiên là sự kiện trúng thầu cao tốc Bắc Nam “Diễn Châu Bãi Vọt” với giá trị 11.722 tỷ đồng. Cụ thể, Bộ GTVT vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Đơn vị trúng thầu Dự án đầu tư xây dựng đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt là Liên danh Công ty TNHH Hòa Hiệp - Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 - Công tỵ TNHH Đầu tư Núi Hồng - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng VINA2.
Cùng với đó,
C4G có thể được tháo gỡ thu phí của trạm BOT Thái Nguyên – Chợ Mới và ghi nhận lợi nhuận do chuyển nhượng hai Khu đô thị Long Sơn 2 và 4 với lợi nhuận là 70 tỷ đồng. Qua đó,
C4G có thể ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận quý 4/2020 lần lượt là 1.062,5 tỷ đồng (+35,9%) và 100 tỷ đồng (+13 lần) nhờ lợi nhuận từ chuyển nhượng BĐS.
Dự báo cả năm 2020, doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 2.357 tỷ đồng (+0,6%) và 154 tỷ đồng (+65%). Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt là 3.005 tỷ đồng (+27,5%) và 227,7 tỷ đồng (+48%).
Với nhu cầu lớn để triển khai các dự án, BSC cho rằng
C4G sẽ phải sớm niêm yết trên HSX để huy động thêm vốn. Năm 2021 sẽ có nhiều dự án hạ tầng đầu tư công qua đó không những phải đảm bảo được năng lực thi công mà
C4G còn phải đủ nguồn vốn đối ứng để lấy được thêm các dự án mới. Vì vậy, BSC đánh giá việc niêm yết lên sàn HOSE vào quý 1/2021 sẽ giúp cho
C4G tăng được vốn 200-300 tỷ đối ứng cho dự án Diễn Châu – Bãi Vọt.