• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.287,43 +1,97/+0,15%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.287,43   +1,97/+0,15%  |   HNX-INDEX   228,22   -0,99/-0,43%  |   UPCOM-INDEX   92,46   -0,24/-0,26%  |   VN30   1.365,33   +2,64/+0,19%  |   HNX30   496,07   -2,25/-0,45%
21 Tháng Mười 2024 12:31:14 CH - Mở cửa
SAS: Sasco của ông Johnathan Hạnh Nguyễn: Lãi sau thuế quý IV tăng 10% nhờ điều chỉnh thuế TNDN
Nguồn tin: VietNam Finance | 22/01/2021 2:28:34 CH
 Đây là quý duy nhất trong năm 2020 Sasco báo lợi nhuận sau thuế tăng trưởng.

 
Sasco báo lãi sau thuế quý IV/2020 tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm 2019
 
Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, UPCoM: SAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020.
 
Theo đó, doanh thu thuần quý IV của Sasco tiếp đà sụt giảm của 3 quý trước, đạt 229 tỷ đồng và chỉ bằng 29% mức thực hiện năm 2010.
 
Giá vốn hàng bán trong kỳ giảm mạnh hơn mức giảm của doanh thu, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần co về 34,45%, trong khi cùng kỳ là 52%.
 
Sasco thu về 150 tỷ đồng lợi nhuận gộp trong quý IV/2020, biên lãi gộp được cải thiện thêm hơn 17 điểm phần trăm lên 65,55%.
 
Hoạt động tài chính mang về cho Sasco gần 40 tỷ đồng lợi nhuận trong quý IV, tăng hơn 40% cùng kỳ năm 2019 nhờ phần cổ tức, lợi nhuận được chia tăng đột biến và giảm chi phí lãi vay.
 
Hoạt động kinh doanh gặp khó vì dịch Covid-19 nên Sasco từ đầu năm đã tiết giảm mạnh chi phí. Trong quý IV/2020, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm lần lượt 82% và 15% so với quý IV/2019, tương ứng đạt 37,9 tỷ đồng và 97,8 tỷ đồng.
 
Sasco báo lãi sau thuế trong quý cuối cùng của năm 2020 đạt 55,2 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý duy nhất trong năm lợi nhuận của Sasco ghi nhận tăng trưởng. Lý do là doanh nghiệp này trong năm 2020 có phát sinh lỗ tính thuế, nên đã điều chỉnh chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV trên báo cáo của Sasco là 0 đồng.
 
Lũy kế năm 2020, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Sasco lần lượt đạt 918,7 tỷ đồng và 149 tỷ đồng, tương ứng giảm 68% và giảm 60% so với năm 2019.
 
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới ngành hàng không và du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung, tình hình kinh doanh của Sasco sụt giảm sâu là điều có thể lường trước được.
 
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp này năm 2020 do đó cũng đi lùi so với mức thực hiện năm trước, với doanh thu mục tiêu dự kiến chỉ bằng 38,94% so với năm 2019 là 1.202 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế chỉ kỳ vọng đạt hơn 22 tỷ đồng.
 
Kết quả kinh doanh của Sasco năm 2020 đã hoàn thành 76% kế hoạch về doanh thu và vượt kế hoạch về lợi nhuận.
 
Tổng tài sản của Sasco giảm 23% (so với thời điểm đầu năm) về 1.806 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2020). Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm hơn một nửa còn 74 tỷ đồng, trong khi đầu năm là hơn 164 tỷ đồng.
 
Đầu tư tài chính ngắn hạn cũng giảm hơn 200 tỷ đồng so với đầu năm, đạt giá trị 432 tỷ đồng tại cuối quý IV.
 
Sasco đang ghi nhận hơn 66 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tính đến ngày 31/12/2020 tại dự án trang trại Suối Nhung (Bình Phước), dự án khách sạn Sasco – Nhà Trang và dự án khu du lịch sinh thai nghỉ dưỡng Suối Hoa.
 
Sasco đẩy mạnh việc trả nợ trong năm 2020. Tổng nợ phải trả giảm từ 760 tỷ đồng ở thời điểm đầu năm về 294 tỷ đồng ở thời điểm chốt năm. Trong đó, phần chênh lệch chủ yếu tập trung ở khoản mục phải trả người bán ngắn hạn (giảm hơn 337 tỷ đồng) và nợ vay ngắn và dài hạn (giảm hơn 54 tỷ đồng).