• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,13 0,00/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 8:55:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,13   0,00/0,00%  |   HNX-INDEX   223,70   0,00/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,06   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.299,22   0,00/0,00%  |   HNX30   475,80   +0,00/+0,00%
27 Tháng Mười Một 2024 9:04:48 SA - Mở cửa
Quỹ đầu tư nước ngoài giao dịch cổ phiếu nào trong quý III
Nguồn tin: Người đồng hành | 14/10/2021 12:28:57 CH

PYN Elite Fund liên tục bán cổ phần và không còn là cổ đông lớn tại Vạn Phát Hưng, Thiết bị Y tế Việt Nhật và Giáo dục Phương Nam.

Samarang Ucits thoái vốn VKC, ELC, DPR... trong quý III.
Dragon Capital giảm tỷ trọng tại KBC, KDH song liên tục mua thêm DXG, AGG.
 
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua quý III đầy biến động khi giảm hơn 98 điểm trong tháng 7, sau đó các chỉ số dần hồi phục vào hai tháng sau đó. Kết thúc phiên giao dịch 30/9, VN-Index dừng tại mức 1.342,06 điểm, tương đương giảm gần 78 điểm (5,5%) so với mức đỉnh thiết lập tại ngày 2/7.
 
Giao dịch của khối ngoại là điểm tiêu cực của thị trường quý III. Cụ thể, dòng vốn ngoại mua vào gần 2,38 tỷ cổ phiếu với giá trị 112.316 tỷ đồng, trong khi bán ra hơn 2,53 tỷ cổ phiếu, tương đương 122.179 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 157,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 9.863 tỷ đồng.
 
PYN Elite Fund và Samarang Ucits liên tục thoát hàng trong quý III
 
Nửa cuối tháng 9, PYN Elite Fund đã bán gần 9,8 triệu cổ phiếu của Vạn Phát Hưng (HoSE: VPH) để giảm sở hữu xuống 221.300 đơn vị (tỷ lệ 0,23%), qua đó không còn là cổ đông lớn. Quỹ thoái vốn trong bối cảnh đơn vị kiểm toán đưa ý kiến nhấn mạnh về việc Vạn Phát Hưng bị phạt 300 triệu đồng và đình chỉ kinh doanh bất động sản trong vòng 12 tháng do vi phạm liên quan đến dự án Khu dân cư Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP HCM.
 
Quỹ cũng không còn là cổ đông lớn tại Thiết bị Y tế Việt Nhật (HoSE: JVC) sau khi bán hơn 7,7 triệu cổ phiếu JVC từ ngày 25/8 đến 7/9.
 
Ngày 24/9, quỹ Phần Lan còn bán 140.800 cổ phiếu Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam (HNX: SED). Số cổ phiếu nắm giữ còn 429.100 đơn vị, tương ứng 4,63% vốn, theo đó không còn là cổ đông lớn. 
 
Ở chiều ngược lại, PYN Elite mua thêm cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn, giúp cổ phiếu SCS lọt top 10 khoản đầu tư giá trị nhất danh mục quỹ với tỷ trọng 3,9%, tương ứng 28,33 triệu EUR (khoảng 745 tỷ đồng) tại ngày 30/9. 
 
Quỹ cũng đầu tư thêm cổ phiếu VietinBank, khiến mã CTG gia tăng tỷ trọng từ 7,2% lên 8,6%, tương đương gần 62 triệu EUR (hơn 1.600 tỷ đồng) tại cuối tháng 9. PYN Elite mua vào CTG trong bối cảnh giá cổ phiếu này đã giảm gần 30% trong quý III.
 
Tương tự, giá cổ phiếu VHM cũng giảm 13% sau 3 tháng qua. Song quỹ mua thêm cổ phần Vinhomes, dẫn đến giá trị khoản đầu tư tăng 16% lên hơn 137,6 triệu EUR (hơn 3.600 tỷ đồng) tại ngày 30/9. 

 
Đầu tháng 9, Samarang Ucits thoái toàn bộ 8,24% vốn, ứng với 1,58 triệu cổ phiếu Cáp Nhựa Vĩnh Khánh (HNX: VKC). Trước đó vào nửa cuối tháng 6, quỹ ngoại cũng đã bán 1,5 triệu cổ phiếu Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn Thông (HoSE: ELC).
 
Sau khi quỹ ngoại thoái bớt cổ phần, ELC đã có chuỗi tăng giá ấn tượng khi thị giá gấp đôi kể từ giữa tháng 6 và hiện đang giao dịch quanh vùng 29.000 đồng/cp.
 
Samarang Ucits cũng bán nhiều cổ phiếu khác trong quý III như DXP của Cảng Đoạn Xá, DPR của Cao su Đồng Phú hay HAH của Hải An.


 
Dragon Capital cơ cấu lại tỷ trọng các mã bất động sản
 
Trong tháng 7, Dragon Capital đã bán hơn 5 triệu cổ phiếu Kinh Bắc (HoSE: KBC) để giảm lượng sở hữu xuống 23,3 triệu đơn vị. Với 4,96% cổ phần, quỹ không còn là cổ đông lớn tại Kinh Bắc từ ngày 2/8. 
 
Từ đầu năm, các quỹ thuộc nhóm Dragon Capital liên tục mua vào cổ phiếu KBC để nâng khối lượng sở hữu lên 47 triệu đơn vị, tương ứng nắm 10% vốn. Tuy nhiên, từ ngày 24/3 đến ngày 29/7, Dragon Capital quay ra bán tổng cộng 23,8 triệu cổ phiếu KBC.
 
Mặc dù liên tục giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu KBC nhưng hai quỹ thành viên của Dragon Capital là Amersham Industries Limited và Vietnam Enterprise Investments Limited lại nằm trong danh sách nhà đầu tư dự kiến tham gia đợt chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ của Kinh Bắc. Cụ thể, hai quỹ này mua tổng cộng 20 triệu cổ phiếu, chiếm 20% tổng lượng phát hành. 
 
Dragon Capital cũng bán 2 triệu cổ phần công ty bất động sản khác là Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) tại ngày 22/7, qua đó hạ lượng nắm giữ xuống 55,14 triệu cổ phiếu KDH, tương đương 8,9% vốn điều lệ. 
 
Quỹ còn thoái bớt 429.000 cổ phiếu Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: CII) để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 4,99% vốn, tương đương 11,9 triệu đơn vị, fheo đó không còn cổ đông lớn từ ngày 8/6. 

 
Ngược lại, Dragon Capital liên tục gia tăng tỷ trọng đầu tư tại Đất Xanh (HoSE:DXG) trong quý III khi mua ròng 6,5 triệu cổ phiếu DXG để nâng lượng sở hữu lên hơn 88 triệu đơn vị (tỷ lệ 17%).
 
Từ cuối tháng 7, quỹ trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất tại Bất động sản An Gia (HoSE: AGG) sau khi mua vào hơn 7,8 triệu cổ phiếu AGG, tương đương 9,4% vốn. Tại phiên giao dịch ngày 27/7, giá AGG tăng trần lên 54.100 đồng/cp và xuất hiện giao dịch mua thỏa thuận với khối lượng hơn 7,8 triệu đơn vị, tương đương khoảng 371 tỷ đồng đến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều khả năng, đây là giao dịch được thực hiện bởi Dragon Capital nhằm tăng sở hữu tại Bất động sản An Gia.
 
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn bị rút vốn trong quý III
 
Nhóm quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) bán hơn 19,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) đầu tháng 9. Giao dịch khiến lượng cổ phiếu nắm giữ còn 102,6 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu 8,69%. Trong phiên 1/9, thị trường ghi nhận hơn 19,6 triệu cổ phiếu MSN được giao dịch thỏa thuận với giá trị 2.515 tỷ đồng. Nhiều khả năng, nhóm GIC đã bán MSN với giá bình quân khoảng 128.255 đồng/cổ phiếu.
 
Viking Asia Holdings II Pte.Ltd, quỹ thuộc Kohlberg Kravis Roberts (KKR), đã bán gần 32 triệu cổ phiếu Vinhomes (HoSE: VHM) để giảm sở hữu về 153,9 triệu đơn vị (tỷ lệ 4,6%). Trong khoảng thời gian quỹ ngoại bán từ 19/8 đến 14/9, cổ phiếu VHM giao dịch vùng 106.000 – 107.000 đồng/cp. Tạm tính theo giá này, số tiền quỹ thuộc KKR thu về khoảng 3.400 tỷ đồng.