Các chỉ số tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch.
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá và góp phần nâng đỡ thị trường chung.
15h00
Biến động của thị trường ở phiên chiều không có nhiều điểm nổi bật. Các chỉ số đều biến động đi ngang và không có những đột biến. Tuy nhiên, áp lực bán ở cuối phiên có phần tăng lên khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ. Các cổ phiếu như BVH, PLX, MSN, VRE, SAB... đồng loạt giảm giá và gây áp lực lên các chỉ số.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,89 điểm (-0,21%) xuống 1.391,91 điểm. Toàn sàn có 195 mã tăng, 208 mã giảm và 60 mã đứng giá. HNX-Index tăng 3,66 điểm (0,97%) lên 379,34 điểm. Toàn sàn có 110 mã tăng, 100 mã giảm và 74 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,03%) xuống 98,78 điểm.
Thanh khoản thị trường chứng khoán giảm với tổng giá trị khớp lệnh đạt 19.424 tỷ đồng, giảm 21,6% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 13,6% xuống còn 17.504 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng hơn 500 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h30
Đà tăng của các chỉ số bị thu hẹp lại đáng kể, áp lực bán ngay lập tức dâng cao khi VN-Index chạm mốc 1.400 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index đảo chiều giảm trở lại. Các cổ phiếu như BVH, GAS, VIB, SHB, PLX, VRE... đều chìm trong sắc đỏ. BVH giảm 1,6% xuống 60.900 đồng/cp, GAS giảm 1,1% xuống 110.800 đồng/cp.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 0,85 điểm (0,06%) lên 1.395,65 điểm. Toàn sàn có 378 mã tăng, 200 mã giảm và 70 mã đứng giá. HNX-Index tăng 4,3 điểm (0,18%) lên 2.366,41 điểm. Toàn sàn có 194 mã tăng, 201 mã giảm và 87 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (-0,41%) xuống 98,4 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh với tổng giá trị khớp lệnh đạt chỉ 11.860 tỷ đồng, giảm 22% so với phiên sáng hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 21% xuống còn 9.836 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 150 tỷ đồng trên HoSE,
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h33
Các cổ phiếu như BCM, FPT, PNJ, HDB, MWG... đồng loạt tăng giá khá mạnh và góp phần củng cố vững sắc xanh của các chỉ số. Trong đó, BC tăng đến 3,6%, FPT tăng 1,9%, PNJ tăng 1,8%...
Có thời điểm VN-Index vượt qua được mốc 1.400 điểm, tuy nhiên, áp lực ở vùng điểm này là khá lớn nên VN-Index chưa thể bứt hẳn lên. Hiện tại, VN-Index tăng 4,98 điểm (0,36%) lên 1.399,78 điểm. HNX-Index tăng 3,85 điểm (1,02%) lên 379,53 điểm. UPCoM-Index đi ngang tức vẫn giữ mốc 98,81.
9h27
Nhóm cổ phiếu liên quan đến "hệ sinh thái Louis" biến động tích cực, trong đó, VKC tăng 7,5%, BII tăng 5,9%, TGG tăng 6,7%, TDH tăng 2,7%...
9h25
Ngay từ đầu phiên giao dịch, sắc xanh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đã chiếm ưu thế hơn và điều này giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, CTG tăng 1,3%, SAB tăng 1,1%, VCB tăng 0,8%, MBB tăng 0,9%.
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu lớn như SHB, FPT, VPB, BVH, GAS... giảm giá và gây áp lực đến đà tăng của các chỉ số.
Hiện tại, VN-Index tăng 4,85 điểm (0,35%) lên 1.399,65 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 48,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.344 tỷ đồng. HNX-Index tăng 4,02 điểm (1,07%) lên 379,7 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 10 triệu cổ phiếu, trị giá 236 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,45 điểm (0,46%) lên 99,26 điểm.
Thị trường chứng khoán rung lắc trong phiên 12/10 trước sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu trụ cột. Thanh khoản thị trường ở mức tương đương phiên trước đó với khoảng 24.779 tỷ đồng, tăng 1,2%.
Khối ngoại bán ròng khoảng 50 tỷ đồng trên toàn thị trường trong đó, tập trung bán các mã như HPG, GMD, VNM, GVR...
Chứng khoán Agribank (AGR) duy trì quan điểm VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy trong vùng 1.375 – 1.400 điểm trước khi hình thành các xu thế mới.
Theo Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), thị trường có thể sẽ duy trì đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN30 có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng kháng cự ngắn hạn 1.512,27 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 12/10, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 117,72 điểm, tương đương 0,34%, xuống 34.378,34 điểm. S&P 500 giảm 10,54 điểm, tương đương 0,24%, xuống 4.350,65 điểm. Nasdaq giảm 20,28 điểm, tương đương 0,14%, xuống 14.465,93 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm sâu trong phiên 12/10. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 1,08%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,94%, Topix giảm 0,7%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 1,25%, Shenzhen Component giảm 1,616%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,43%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,35%. ASX 200 của Australia cũng giao dịch trong sắc đỏ, giảm 0,26%.
Chốt phiên 12/10, giá dầu Brent giảm, WTI tăng. Giá dầu Brent tương lai giảm 23 cent xuống 83,42 USD/thùng, trong phiên có lúc lên tới 84,23 USD/thùng, giảm còn 82,72 USD/thùng. Phiên trước đó, Brent chạm 84,6 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 10/2018. Giá dầu WTI tương lai tăng 12 cent lên 80,64 USD/thùng, biên độ biến động trong phiên là 79,47 – 81,62 USD/thùng. Giá dầu Brent và WTI lần lượt đã tăng 5 và 7 tuần liên tiếp, tăng hơn 15% kể từ đầu tháng 9.