• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 5:23:12 SA - Mở cửa
VPB: VPBank - Triển vọng tăng trưởng hậu COVID-19
Nguồn tin: BizLIVE | 20/10/2021 11:16:42 SA
Có rất nhiều nhận định và góc nhìn phân tích về giá trị nội tại của VPB và từ đó có thể kết luận cổ phiếu VPB đang giao dịch dưới giá trị thực. 

Thị trường trong tuần vừa qua tuy có sự biến động nhưng về cơ bản, thanh khoản đã được cải thiện so với tuần trước đó và VN-Index cũng tăng điểm thể hiện niềm tin của thị trường về triển vọng của nền kinh tế nói chung và đặc biệt ngành ngân hàng nói riêng trong giai đoạn cuối năm 2021.
Trong phiên giao dịch ngày 11/10/2021 thị trường chứng khoán đã có sự phục hồi khá tốt khi VN-Index ghi nhận tăng 20 điểm nhờ thanh khoản tăng mạnh so với tuần trước đó.
Cụ thể, thị trường đạt mức thanh khoản được xem là lớn nhất trong vài tháng gần đây khi vượt lên trên 22 nghìn tỷ đồng/phiên. Thanh khoản thị trường tiếp tục được duy trì khả quan hơn trong phiên giao dịch hôm thứ 3 ngày 12/10/2021 với giá trị giao dịch của 2 sàn HSX và HNX đạt hơn 24 nghìn tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch thứ 6 ngày 15/10/2021, VNIndex đạt hơn 1392.7 điểm, cao hơn 20 điểm so với mức tham chiếu vào đầu tuần ngày 11/10/2021, và thanh khoản của 2 sàn cũng đạt hơn 24 ngàn tỷ.
Ngoài giá trị giao dịch toàn thị trường được duy trì, giá trị giao dịch của ngành ngân hàng cũng có sự gia tăng đáng kể về con số tuyệt đối cũng như tỷ trọng so với toàn thị trường. Trung bình tuần 11-15/10/2021, ngành ngân hàng đạt giá trị giao dịch trên 4.600 tỷ/phiên, đặc biệt trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 11/10/2021, giá trị giao dịch tăng mạnh từ mức 2.282 tỷ cuối tuần trước lên hơn 6.400 tỷ.
Với diễn biến này, giá trị giao dịch trung bình của ngành ngân hàng trong tuần chiếm tỉ trọng gần 20% cả 2 sàn, tích cực hơn rất nhiều so với con số 3,7 nghìn tỷ đồng/phiên với tỉ trọng 17% trong tuần trước. 
Thanh khoản cho toàn thị trường đã được gia tăng tích cực, tuy dòng tiền có sự phân hóa nhưng nhìn chung với giá trị giao dịch được cải thiện đáng kể so với tuần trước, ngành ngân hàng vẫn luôn là tâm điểm của thị trường.
 
 
Ảnh minh họa.
 
Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 6 ngân hàng đã công bố báo cáo kết quả hoạt động quý 3/2021 đầy khả quan với tăng trưởng lợi nhuận cực kỳ ấn tượng, kết quả này được xem là “bất ngờ tích cực” (“positive surprise”) đối với nhiều bên và vượt qua sự mong đợi hay thậm chí là lo lắng của nhiều nhà đầu tư khi cho rằng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch và sự phong toả (“lockdown”) nền kinh tế.
Hầu hết nhận định của các chuyên gia về tình hình thị trường trong 3 tháng cuối năm 2021 và cho cả năm 2022 cũng như những kỳ vọng trong trung và dài hạn của ngành ngân hàng rất khả quan. Tình hình năm 2021 có nhiều điểm tương đồng, khi mà GDP của 9 tháng đầu năm chỉ tăng trưởng 1,42% so với cùng kỳ, như vậy gần như mọi nỗ lực sẽ được dồn vào quý 4 cũng là thời gian kỳ vọng Chính phủ sẽ mở cửa có lộ trình toàn nền kinh tế.
Trong năm 2020, tăng trưởng GDP trong quý 4/2020 đạt tốc độ khoảng 6% cũng là quý có tốc độ tăng trưởng cao nhất năm và đã giúp GDP cả năm tăng trưởng gần 3%. Do vậy, tăng trưởng hồi phục trong quý 4/2021 là gần như chắc chắn và để có được mức tăng trưởng GDP dương trong năm nay khả năng nền kinh tế phục hồi bên cạnh triển vọng tăng trưởng của ngành ngân hàng là rất lớn.
Trong ngành ngân hàng, VPBank là một trong những ngân hàng được giao dịch nhiều nhất tuần qua với giá trị giao dịch trung bình cho cả tuần đạt hơn 312 tỷ đồng/phiên, và giá cổ phiếu có sự gia tăng nhẹ, đặc biệt sau ngày giao dịch không hưởng quyền vào ngày 7/10/2021. Qua đây ta có thể thấy rằng tâm lý thị trường tích cực hơn đã phản ánh vào niềm tin nhà đầu tư trong tuần qua với kỳ vọng vào sự tăng trưởng dài hạn của ngành và của cổ phiếu VPB trong quý cuối năm cũng như năm 2022.
Đến nay đã có rất nhiều nhận định và góc nhìn phân tích về giá trị nội tại của VPB và từ đó có thể mạnh mẽ kết luận cổ phiếu VPB đang giao dịch dưới giá trị thực. Tuy nhiên, một ngân hàng được xem là biểu tượng của sự vươn lên của khối Ngân hàng thương mại cổ phần không thể đơn thuần chỉ là cổ phiếu giá trị mà yếu tố tăng trưởng cũng đã được thể hiện hết sức rõ nét.
Với xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, qua thời gian này đã lột xác trở thành một trong những ngân hàng có vốn hóa và quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất ngành đã thể hiện sự tăng trưởng trong 10 năm vừa qua và cho cổ đông niềm tin vào tăng trưởng trong 10 năm tiếp theo dựa vào các cơ sở sau:
Thứ nhất là sự phục hồi và phát triển chung của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán trong dó ngành ngân hàng đóng vai trò cốt lõi trong việc tăng trưởng của toàn thị trường và cả nền kinh tế trong quý 4/2021 và sang năm 2022. Nếu không có sự góp mặt của ngành đang chiếm 30% vốn hoá toàn thị trường như ngành ngân hàng thì thị trường sẽ rất khó có thể bứt phá và chinh phục các đỉnh cao mới một cách bền vững. 
Thứ hai là sức mạnh nội tại cũng như định hướng chiến lược của ngân hàng cũng như tầm nhìn của ban lãnh đạo ngân hàng. Đối mặt với những tác động từ đại dịch đối với nền kinh tế thì VPBank đã có những chiến lược hết sức nhạy bén nhằm thích ứng với điều kiện thị trường đảm bảo tăng trưởng nhanh nhưng hiệu quả và vững chắc của mình, thể hiện một phần ở việc tiên phong trong hoạt động số hoá toàn ngân hàng cũng như đưa ra sản phẩm số cho khách hàng:
1. Nền tảng số hoá toàn diện: VPBank đã tích cực thúc đẩy việc ứng dụng số hóa với 98% lượng giao dịch thực hiện qua kênh ngân hàng số và ngân hàng tự động, thoả mãn thói quen mới thích tự phục vụ, tự trải nghiệm của người dùng. Ngoài ra, tỷ lệ khách hàng mở mới thông qua kênh digital đạt 83% trên tổng số khách hàng mới thể hiện vị thế tiên phong trong cuộc đua chuyển đổi số trong hệ thống ngân hàng.
Đáng chú ý, bằng tích cực kiểm soát chi phí hoạt động từ việc tối ưu hóa hệ thống quy trình và ứng dụng số hóa VPBank đã nâng cao năng suất lao động lên vị trí số 1 trong ngành thể hiện qua chỉ số Chi phí trên Tổng thu nhập hoạt động (CIR) hiện đang ở mức tốt nhất ở mức khoảng 23%.
2. Sản phẩm số hoá đa dạng: Hoạt động chuyển đổi số đã được VPBank thực hiện thành công với vị thế tiên phong, phục vụ tất cả các phân khúc khách hàng bằng các sản phẩm sáng tạo với các mũi nhọn: (i) Kiện toàn nền tảng ngân hàng số hóa toàn năng VPBank NEO dành cho KHCN cung cấp mọi dịch vụ tài chính cho người dùng; (ii) Chuỗi các dịch vụ số về cho vay khách hàng như Race App – vay mua ô tô siêu tốc trong 5 phút, Race Home – vay mua nhà và Race Value – số hóa quy trình định giá tài sản bảo đảm, liên tục được cung cấp ra thị trường; (iii) Hàng loạt các giải pháp thanh toán tiên phong dành cho doanh nghiệp SME vừa hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch vừa gia tăng tiện ích cho khách hàng như mở tài khoản e-KYC online, dịch vụ giải ngân và vay thấu chi online, kết nối cổng thanh toán EcomPay – Simplify, phát hành LC Blockchain.
3. Số hóa để mở rộng “đại dương xanh”: VPBank đã có nhiều sản phẩm mới nhằm phục vụ các phân khúc khách hàng còn nhiều tiềm nằng phát triển trong tương lai. Cụ thể, nhìn thấy được vai trò của thế hệ người Việt trẻ (thế hệ sinh ra trong giai đoạn 1980 – 2000) hay còn gọi là thế hệ Millennials, chiếm khoảng 35% dân số, tương đương hơn 33 triệu người, VPBank đã ra mắt thương hiệu tài chính dành riêng cho thế hệ sống bứt phá này với tên gọi VPBank Prime trong đó tất cả các dịch vụ, sản phẩm đều được tối ưu hóa trên nền tảng công nghệ, giúp hành trình trải nghiệm của khách hàng được số hóa trọn vẹn từ đầu đến cuối (“end-to-end”), gia tăng sự nhanh chóng và tiện lợi trong thời đại kỹ thuật số 4.0.
Không những thế, với những dịch vụ mới chưa từng xuất hiện như đặt lịch hẹn online, mở thẻ tín dụng ảo (“virtual card”), ... VPBank Prime hứa hẹn sẽ còn đem đến nhiều trải nghiệm thú vị, mới lạ đến người dùng.
Như vậy, có thể thấy VPBank đang không chỉ hiểu rất rõ tác động của dịch bệnh cũng như định hướng phát triển của toàn ngành trong thời gian hậu COVID-19 mà còn luôn luôn không ngừng tìm kiếm và phát triển các sản phẩm mới nhằm phục vụ tốt nhất cho các phân khúc khách hàng khác nhau cũng như luôn năng động, nhạy bén trong việc tìm kiếm phân khúc tiềm năng mới.
Ngoài ra, những thông tin về việc gia tăng vốn chủ sở hữu từ thương vụ FE Credit hay chi cổ tức, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn 10:8 và phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược cho thấy ngân hàng đã và đang chuẩn bị cho những mục tiêu dài hạn trong tương lai, hứa hẹn viết tiếp câu chuyện tăng trưởng thần kỳ trong giai đoạn 10 năm sau.