Thị trường chứng khoán giao dịch không còn được tích cực trong quý III mà có sự điều chỉnh trở lại và điều này khiến nhiều công ty chứng khoán kinh doanh không được tốt.
Bên cạnh một số CTCK kinh doanh trồi sụt thì nhiều đơn vị rơi vào trạng thái thua lỗ triền miên.
VN-Index trong quý III điều chỉnh sau khi biến động tích cực ở cả 2 quý đầu năm. Chốt phiên giao dịch cuối cùng của quý III (30/9), VN-Index đứng ở mức 1.342,06 điểm, tương ứng giảm 66,49 điểm (-4,72%) so với thời điểm cuối quý II. Trong khi đó, HNX-Index tăng 34,01 điểm (10,52%) lên mức 357,33 điểm. Tương tự, UPCoM-Index cũng tăng 6,31 điểm (6,99%) lên 96,56 điểm.
Dù chỉ số chính VN-Index có sự điều chỉnh nhưng dòng tiền vẫn chảy mạnh vào thị trường. Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức rất cao. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 26.582 tỷ đồng, tăng 1,26% so với quý II.
Nhiều công ty chứng khoán tiếp tục bão lãi lớn trong quý III, kết thúc 9 tháng hoàn thành vượt kế hoạch năm thì ngược lại, nhiều công ty ghi nhận kết quả kinh doanh giảm, thậm chí báo lỗ.
Thống kê toàn bộ các công ty chứng khoán thành viên của hai Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) và Hà Nội (HNX) trong quý III có 12 đơn vị báo lỗ và 3 công ty có lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ.
Đa số các công ty chứng khoán báo lỗ đều thuộc nhóm quy mô nhỏ nhất thị trường, nhiều đơn vị còn ở trong trạng thái thua lỗ triền miền. Lỗ nhiều nhất trong nhóm công ty chứng khoán quý III là Chứng khoán Bảo Minh (UPCoM:
BMS), với 38 tỷ đồng sau 3 quý liên tiếp có lãi. Mức lỗ này cũng cao nhất kể từ quý III/2019.
Theo BCTC quý III mguyên nhân chính khiến Chứng khoán Bảo Minh phải ôm khoản lỗ trên đến từ hoạt động tự doanh. Trong quý III, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm gần một nửa, xuống gần 29,3 tỷ đồng. Trong khi đó, lỗ từ FVTPL ở mức 77,6 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc đánh giá tài sản tài chính.
Dù doanh thu môi giới gấp gần 10 lần cùng kỳ ở mức 15,8 tỷ đồng và doanh thu tư vấn gấp đôi cùng kỳ ở mức 8,5 tỷ đồng cũng không thể bù đắp các khoản lỗ từ hoạt động tự doanh do chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh doanh. Kết quả kém trong quý III đã kéo lùi lãi ròng 9 tháng đầu năm của công ty xuống còn gần 103 tỷ đồng.
Tiếp sau đó, Chứng khoán phố Wall (HNX:
WSS) cũng báo lỗ 38 tỷ đồng sau quý II kinh doanh tích cực. Tương tự Chứng khoán Bảo Minh, nguyên nhân thua lỗ của Chứng khoán phố Wall cũng đến từ mảng tự doanh, lỗ gộp gần 38 tỷ đồng từ FVTPL trong quý III. Trong khi đó, công ty gần như không có nguồn thu từ hoạt động môi giới và cho vay.
Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh trồi sụt thì còn nhiều công ty chứng khoán thua lỗ triền miên như Chứng khoán Thương mai và Công Nghiệp Việt Nam (HNX:
VIG), Chứng khoán RHB Việt Nam (RHB Việt Nam), Chứng khoán Globalmind Capital (
GMC) hay Chứng khoán EuroCapital (ECCS)... trong số này, Chứng khoán EuroCapital lỗ từ năm 2019 tới nay.
Chứng khoán Thương mai và Công Nghiệp Việt Nam cũng có đến 7 quý liên tiếp báo lỗ bất chấp những biến động tích cực của thị trường chứng khoán. Hoạt động môi giới là nguồn thu duy nhất của CTCK này trong quý III và đạt hơn 2,1 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Tuy nhiên, các chi phí đều tăng mạnh so với cùng kỳ khiến đơn vị này báo lỗ 1,4 tỷ đồng trong quý III, tăng 29% so với mức lỗ của cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, trong quý III cũng ghi nhận 4 CTCK có lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ gồm Chứng khoán
VIX (HoSE:
VIX), Chứng khoán Thiên Việt (HoSE:
TVS), Chứng khoán Agribank (Agriseco, HoSE:
AGR) và Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS).
Đối với Agriseco, công ty báo lãi sau thuế quý III gần 23 tỷ đồng, giảm 40% so với quý III/2020 do chi phí tăng. Trong kỳ, doanh thu hoạt động đạt 76,4 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí hoạt động trong ở mức 31,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi âm 6,8 tỷ đồng. Nguyên nhân do quý III/2020 đơn vị được hoàn nhập gần 9,9 tỷ đồng chi phí dự phòng tài sản tài chính, xử lý tổn thất các khoản phải thu khó đòi, trong khi kỳ này chỉ được hoàn nhập 1,7 tỷ đồng. Cùng với đó, lỗ từ các tài sản tài chính hay chi phí môi giới đều tăng mạnh.
Chứng khoán
VIX lãi gần 148 tỷ đồng trong quý III, giảm nhẹ 1,3% so với cùng kỳ và nguyên nhân cũng do tăng chi phí. Dù vậy, kết quả này của
VIX vẫn tăng đến 37% so với mức lãi 108 tỷ đồng của quý II.