• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 12:11:08 SA - Mở cửa
TCM: Chủ tịch - Đã đủ đơn hàng đến quý I/2022, đẩy nhanh tiến độ dự án BĐS
Nguồn tin: Người đồng hành | 28/10/2021 8:36:34 SA
Dệt may Thành Công lỗ 2,5 tỷ quý III, quý đầu tiên báo lỗ trong vòng 9 năm qua. 
Doanh nghiệp đã nhận đủ đơn hàng cho đến quý I/2022.
 
Với địa bàn hoạt động chủ yếu ở TP HCM và các tỉnh lân cận, Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) chịu thiệt hại lớn trong quý III khi đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát mạnh. Theo đó, doanh thu thuần đạt 783 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước; lỗ ròng 2,5 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 85 tỷ đồng. Quý gần nhất doanh nghiệp báo lỗ là quý IV/2012 với 19 tỷ đồng.
 
Kết quả quý III khiến lợi nhuận 9 tháng đạt 118,6 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 41% kế hoạch năm.

 
Lãnh đạo TCM bày tỏ khó hoàn thành kế hoạch 2021 và nỗ lực tăng tốc quý cuối năm. Ảnh: Ngọc Điểm
 
Trao đổi với Người Đồng Hành, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT cho biết việc giãn cách xã hội ở TP HCM và các tỉnh phía Nam gần như hết quý III khiến nhiều doanh nghiệp trong đó có TCM chỉ hoạt động được tối đa 50% công suất, đồng thời phải làm việc theo phương thức “3 tại chỗ” khiến chi phí tăng cao.
 
Qua quý IV, lãnh đạo TCM khá lạc quan. Công ty đã đủ nhận đơn hàng đến quý I/2022 với sản phẩm chính là đơn hàng truyền thống. Từ tháng 10, các tỉnh thành phía Nam bắt đầu mở cửa hoạt động trở lại, đây là giai đoạn chạy nước rút để kịp thời gian giao hàng cho các đối tác và chuẩn bị đơn hàng cho năm mới (Noel và Tết tây) - thời điểm bán hàng rất tốt ở các nước châu Âu, Mỹ. Đồng thời, tính đến nay, 90% nhân công đã đi làm lại. Độ phủ vaccine tại công ty ghi nhận 96% mũi 1 và 85% mũi 2.
 
Trong tháng 9, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 36,6% tổng lượng hàng xuất khẩu của TCM, tiếp đến là thị trường Hàn Quốc chiếm khoảng 31,8 %. Chủ tịch TCM tiết lộ đơn vị đang chuẩn bị triển khai ký hợp đồng với một đối tác của Mỹ - là thương hiệu thời trang lớn, kỳ vọng sẽ tiếp tục mang lại đơn hàng trong tương lai.
 
Dù vậy, ông Tùng đánh giá khó hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm do quý III bị lỗ, doanh nghiệp cố gắng tăng tốc cho quý IV.
 
Về dài hạn, doanh nghiệp vẫn đặt kế hoạch doanh thu mục tiêu 300 triệu USD trong giai đoạn 2021 – 2026 bằng việc tập trung phát triển mạnh hơn khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng từ các khối CPTPP, EVFTA, RCRP...; đầu tư mở rộng nhà máy và đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển để nâng cao sản lượng và đa dạng hóa mẫu mã hàng hóa cho những thị trường mới, những thương hiệu giao dịch trên kênh thương mại điện tử Amazon bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2020.
 
TCM cũng đang xem xét việc mang nhãn hiệu thời trang của tập đoàn Eland tại Hàn Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới. Doanh nghiệp dự kiến mở các cửa hàng thời trang cũng như tận dụng cả các kênh thương mại điện tử để bán lẻ.
 
Liên quan đến nhà máy may Vĩnh Long 2, TCM khởi công xây dựng vào tháng 5 và đến nay hoàn thành khoảng 60%, chậm so với kế hoạch là tháng 10 hoàn thành và đi vào hoạt động vào cuối năm 2021 trước ảnh hưởng dịch ở các tỉnh miền Tây. Do vậy, dự án có thể bị kéo dài đến cuối tháng 2/2022. Sau khi đưa máy móc vận hành, dự án có thể bắt đầu hoạt động từ tháng 3, kỳ vọng đạt được 60% công suất vào quý II/2022 và đến quý IV/2022 thì tối đa công suất. Nhà máy được thiết kế với năng lực 8,64 triệu tấn sản phẩm/năm.
 
Khi nhà máy Vĩnh Long 2 bắt đầu chạy tối đa công suất, TCM sẽ tiếp tục đầu tư tiếp các giai đoạn còn lại của dự án Vĩnh Long, gồm nhà máy nhuộm và đan kim trong giai đoạn 2022 – 2025.
 
Đồng thời, ông Tùng cho biết đơn vị đang đẩy mạnh mảng bất động sản. Vào ngày 27/10 vừa qua, TCM đã ký hợp đồng với một đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản để chuẩn bị các thủ tục pháp lý cho việc phát triển dự án TC Tower. Đây là dự án nhà ở với diện tích xây dựng 9.898 m2 tại số 37 đường Tây Thành, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM, dự kiến gồm 13 tầng. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 65 triệu USD chưa bao gồm giá trị đất.
 
TCM ước tính giá bán căn hộ khoảng 40 – 45 triệu đồng/m2 và công ty có thể đánh giá lại quyền sử dụng đất xác định giá trị phần góp cổ phần tại Công ty TNHH TC Tower. Trong tương lai, giá căn hộ tại khu vực này sẽ tăng theo tiến độ thi công của tuyến Metro số 2 – Bến Thành – Tham Lương.
 
Qua giá tham khảo những lô đất mặt tiền đường Tây Thạnh, quận Tân Phú đang có giá 110 triệu/m2 trở lên, doanh nghiệp ước tính giá trị của mảnh đất phát triển dự án TC Tower khoảng 740 tỷ đồng.
 
Cổ phiếu TCM chốt phiên 27/10 đạt 76.300 đồng/cp, phục hồi 22% từ giữa tháng 10 và giảm 27% từ giá đỉnh ghi nhận cuối tháng 3.

 
Nguồn: TradingView