• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.258,51 +15,98/+1,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:55:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.258,51   +15,98/+1,29%  |   HNX-INDEX   221,81   +1,14/+0,51%  |   UPCOM-INDEX   93,58   +0,50/+0,54%  |   VN30   1.331,21   +21,49/+1,64%  |   HNX30   461,70   +2,69/+0,59%
23 Tháng Giêng 2025 2:00:16 CH - Mở cửa
BID: BIDV kiến nghị Chính phủ sớm thông qua phương án tăng vốn
Nguồn tin: Người đồng hành | 08/10/2021 9:43:29 SA
Tổng giám đốc BIDV đã có kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng vốn điều lệ cho BIDV và các tổ chức tín dụng (TCTD) Nhà nước
Lãnh đạo BIDV cũng đề xuất Luật hoá Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, luật hoá pháp luật về giao dịch đảm bảo.
 
Tại buổi làm việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), gặp gỡ đại diện giới doanh nhân Việt Nam vào chiều ngày 7/10, theo Diễn đàn doanh nghiệp, Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV đã có kiến nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét tăng vốn điều lệ cho BIDV và các tổ chức tín dụng (TCTD) Nhà nước, qua phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các TCTD.
 
Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV cũng đề xuất Quốc hội, Chính phủ xem xét chỉnh sửa bổ sung Luật giao dịch điện tử năm 2005. Vị này cho biết sau hơn 15 năm thực hiện, tồn tại một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển. Phạm vi điều chỉnh hiện đang không áp dụng với một số lĩnh vực như bất động sản, gây khó khăn cho các ngân hàng khi triển khai sản phẩm số hoá, dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử...
 
Lãnh đạo BIDV cũng đề xuất luật hoá Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, dự kiến hết hiệu lực vào tháng 8/2022, luật hoá pháp luật về giao dịch đảm bảo do hành lang pháp lý hiện nay chưa đồng bộ, thống nhất, hiệu lực pháp lý chưa cao trong việc liên thông dữ liệu về tài sản đảm bảo.
 
Ông Lê Ngọc Lâm cho biết trong bối cảnh dịch Covid-19, ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nhất là những nơi thực hiện giãn cách xã hội. Cùng với việc thích ứng với điều kiện mới, ngân hàng cũng đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. BIDV đã cơ cấu nợ cho 7.379 khách hàng, tổng dư nợ cơ cấu 77.900 tỷ đồng. Đồng thời giảm lãi suất cho vay, kể cả nhu cầu vay mới và dư nợ hiện hữu.
 
Trong năm 2020, ngân hàng đã chủ động giảm thu nhập khoảng 6.400 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó, giảm trực tiếp lãi suất 3.100 tỷ đồng, thoái lãi dự thu do thực hiện cơ cấu nợ khoảng 2.900 tỷ đồng.

 
Ông Lê Ngọc Lâm, CEO BIDV. Ảnh: DDDN.
 
Theo cam kết thực hiện giảm lãi (trong khuôn khổ cam kết của 16 tổ chức tín dụng với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), BIDV dự kiến năm 2021 sẽ dành 7.100 tỷ đồng thu nhập để giảm lãi suất, phí dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
 
Năm 2021, ngân hàng được cổ đông thông qua tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng lên 48.524 tỷ, tương đương tăng 20,6%. Ngân hàng sẽ phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%) và 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, tỷ lệ 7%. Bên cạnh đó, ngân hàng dự kiến chào bán ra công chúng hoặc riêng lẻ thêm 341,5 triệu cổ phiếu.
 
Bên cạnh đó, BIDV dự kiến phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, tương đương 8,5% vốn điều lệ. Thời gian thực hiện dự kiến trong giai đoạn 2021-2022 sau khi được chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
Theo VCBS, lộ trình tăng vốn của BIDV có thể lùi lại một năm so với dự kiến. NHNN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 65% vào cuối năm 2023. Như vậy, trong 2 năm tới, tỷ lệ cổ phần còn lại cho cổ đông ngoại còn hơn 15%. Đây là mức hấp dẫn để thu hút các quỹ ngoại hoặc một đối tác chiến lược tiềm năng khác.