Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị đối với một số cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 29/11, bao gồm PNJ, VPB và DBC.
BSC: Khuyến nghị mua PNJ, giá mục tiêu 126.100 đồng/cổ phiếu
Công ty Cổ phần Vàng bạc Phú Nhuận (HoSE:
PNJ) vừa báo cáo kết quả kinh doanh 10 tháng năm 2021 với lợi nhuận dương trở lại sau khi lỗ kỷ lục trong 3 tháng của quý III/2021.
PNJ cho biết doanh thu thuần tháng 10 của công ty đạt 2.080 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đã dương trở lại sau 3 tháng lỗ liên tiếp.
Cũng theo
PNJ, trong tháng 10, biên lợi nhuận gộp của công ty đạt 17,8%, giảm đáng kể so với mức 21,8% cùng kỳ năm trước. Tổng chi phí cũng tăng 23,4% khiến lợi nhuận giảm.
Lũy kế 10 tháng đầu năm 2021,
PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 14.594 tỷ đồng, tăng 8,1%. Với kết quả này,
PNJ đã hoàn thành 69,5% kế hoạch năm 2021.
10 tháng,
PNJ ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 697 tỷ đồng, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2020, hoàn thành 56,7% kế hoạch năm 2021.
Báo cáo của
PNJ cũng cho biết trong 10 tháng năm 2021,
PNJ mở mới 18 cửa hàng
PNJ Gold, đóng 18 của hàng
PNJ Silver, 1 cửa hàng CAO. Trong khi nhãn hàng Pandora đạt mốc 10 cửa hàng đầu tiên ở các thành phố lớn.
Năm 2021, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của
PNJ lần lượt đạt 23.262 tỷ đồng và 1.459 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 50% so với năm trước. Tương ứng EPS dự phóng là 6.316 đồng/cổ phiếu, P/E dự phóng là 17 lần.
Trong giai đoạn 2022 - 2023, BSC cho rằng
PNJ sẽ ghi nhận sức tăng trưởng tốt nhờ mức nền thấp của năm 2021 và kỳ vọng mở rộng thị phần, quy mô hoạt động. BSC giả định ngành bán lẻ trang sức dự kiến phục hồi theo hình chữ "K", đồng thời xu hướng mua sắm trả thù trong ngắn hạn và thu nhập người dân cải thiện, cơ cấu tầng lớp trung lưu tăng lên trong dài hạn.
Bên cạnh đó, dư địa tăng trưởng đến từ nội tại doanh nghiệp, bao gồm chiến lược mở rộng thị phần nhờ tăng số lượng cửa hàng ở khu vực thành phố cấp 2 và 3; tái cơ cấu sản phẩm và tối ưu hóa chi phí và khai thác phân khúc khách hàng trẻ tiềm năng thông qua kênh bán hàng hiện đại, chiến lược marketing.
Chính vì vậy, BSC duy trì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu
PNJ, nhưng điều chỉnh tăng giá mục tiêu đến năm 2022 lên 126.100 đồng/cổ phiếu (định giá trong báo cáo trước là 100.430 đồng/cổ phiếu), cao hơn 24% so với giá đóng cửa phiên 26/11. Mức định giá này dựa theo 2 phương pháp DCF và P/E, trong đó duy trì mức P/E mục tiêu của
PNJ là 19 lần cho năm 2022.
Yuanta: Khuyến nghị mua cổ phiếu VPB
Quý III, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE:
VPB) tương đối kém tích cực với lợi nhuận sau thuế giảm 4% so với cùng kỳ, xuống còn 2.161 tỷ đồng. Trong quý, thu nhập hoạt động chỉ tăng 4% và chi phí hoạt động giảm 12% cùng kỳ, nhưng chi phí dự phóng tăng tới 29% là nguyên nhân chính khuyến lợi nhuận sụt giảm.
VPB ghi nhận tăng trưởng tín dụng đạt 8,1% so với hồi đầu năm trong quý III với động lực chính là cho vay khách hàng cá nhân và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 2,5% so với hồi đầu năm, trong khi huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng mạnh 73% so với đầu năm nhờ thanh khoản dồi dào và chi phí vay thấp.
Đáng chú ý, biên lãi ròng (NIM) quý III của
VPB đã giảm khá mạnh so với quý trước, xuống còn 7,05%. Trong khi đó, chất lượng tài sản tại ngân hàng mẹ lẫn FE Credit đều giảm so với quý trước, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng lên mức 4% so với mức 3,41% ở thời điểm đầu năm và hệ số LLR tăng lên mức 48,9% từ 45,3% tại thời điểm cuối năm 2020, và ở mức thấp so với các ngân hàng khác.
Năm 2021,
VPB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16,6%, huy động tăng 19,2%, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3% và lợi nhuận trước thuế đạt 16.600 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ. Thời gian tới,
VPB sẽ phát hành 15 triệu cổ phần ESOP, lấy từ 75,2 triệu cổ phiếu quỹ và đồng thời cũng công bố kế hoạch phát hành tối đa 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.
Mới đây, ngân hàng đã công bố việc thoái một nửa sở hữu tại FE Credit. Theo đó
VPB sẽ bán 49% cổ phần cho SMFG và 1% cho Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), dự kiến thu về 32.000 tỷ đồng (tương ứng với việc định giá FE Credit tại P/B 2020 là 4,2 lần).
Lưu ý rằng,
VPB sẽ không ghi nhận lợi nhuận từ việc bán FE Credit mà chỉ ghi tăng lợi nhuận giữ lại trên báo cáo tài chính do ngân hàng vẫn hợp nhất với báo cáo tài chính của FE Credit.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của
VPB trong năm nay với dự phóng lợi nhuận trước thuế tăng 31,5% so với cùng kỳ, lên mức 17.100 tỷ đồng. Động lực tới từ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, ước đạt 17% so với cùng kỳ với NIM không biến động nhiều so với năm 2020.
Trong khi đó, việc thoái vốn tại Fe Credit và phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược sẽ bổ sung nguồn vốn đáng kể cho
VPB, giúp hệ số CAR ở những năm tới ở mức cao và đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao.
Ở mức giá hiện tại,
VPB đang được giao dịch tại P/B dự phóng năm 2021 là 1,6 lần. Mức stock rating của
VPB ở mức 78 điểm, cho nên Yuanta duy trì đánh giá trung tính mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.
Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu
VPB cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu
VPB ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 20,21% nếu stock rating trên 80 điểm.
MASVN: Khuyến nghị mua dành cho DBC
Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE:
DBC) hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi và phân phối lợn giống, trứng gà... Hiện
DBC sở hữu hệ thống 9 nhà máy thức ăn chăn nuôi từ Bắc vào Nam với tổng công suất lên đến 1,5 triệu tấn/năm.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, doanh nghiệp đã xây dựng cơ bản dây chuyền công nghệ và thiết bị sản xuất đồng bộ, tỷ lệ tự động hóa đạt trên 90%. Qua đó giúp hoạt động chăn nuôi được thực hiện theo một vòng tròn khép kín, vừa phòng chống dịch tốt và cắt giảm chi phí.
Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng
DBC lần lượt ở mức 7.752 tỷ và 718 tỷ đồng, lần lượt tăng 8,4% và giảm 36,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lý giải về kết quả này,
DBC cho rằng lợi nhuận giảm chủ yếu do dịch bệnh đã làm chi phí chuỗi cung ứng
DBC gia tăng làm biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 27,5% xuống 19,1%. Ngoài ra, sức tiêu thụ giảm trong khi nguồn cung tăng.
Bên cạnh đó, theo MASVN, việc dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 và đã lan rộng ra 63 tỉnh thành, đã làm tỷ lệ tiêu hủy do dịch bệnh lên đến hơn 2%. Vắc-xin dịch tả lợn châu Phi do phòng nghiên cứu
DBC nhận chuyển giao từ Mỹ đã có những kết quả ban đầu tích cực, sinh kháng thể tỷ lệ cao đạt 80% sau 21 ngày tiêm. Đây là bước thử nghiệm quan trọng để chuẩn bị cho quá trình sản xuất trong thời gian tới.
Giai đoạn kế tiếp,
DBC dự kiến phát triển mạnh đàn lợn với mục tiêu tăng 25% số lượng tổng đàn lợn (16.500 con giống bố - mẹ) trong 2 năm tới. Trong khi đó, 4 dự án nâng công suất đàn lợn sẽ lần lượt đi vào hoạt động nửa cuối 2022 và nửa đầu 2023.
Đặc biệt, dự án Lotus Central đã thực hiện bàn giao dần từ quý III/2021 sẽ đóng góp doanh thu vào nửa cuối 2021 và năm 2022. Riêng dự án Dabaco Park View City dự kiến bàn giao trong năm 2022. Doanh thu mỗi dự án ước tính đều trên 800 tỷ đồng.
MASVN dự phóng doanh thu và lãi ròng năm 2021 của
DBC ở mức 10.454 tỷ đồng và 1.006 tỷ đồng, lần lượt tăng 4,3% và giảm 28,2% cùng kỳ. Năm 2022, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng
DBC sẽ đạt 11.801 tỷ và 1.231 tỷ đồng, tăng 12,9% và 22,4% cùng kỳ.
Trong đó, giả định là biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 20%; mảng bán thành phẩm đạt 10.901 tỷ đồng, tăng 10% nhờ sự gia tăng về sản lượng và phục hồi về giá bán.
Như vậy, EPS dự phóng năm 2022 đạt 10.685 đồng/cổ phiếu, tương ứng P/E ở mức 7,2 lần. Hiện MASVN khuyến nghị mua dành cho
DBC với giá mục tiêu 92.400 đồng/cổ phiếu, kỳ vọng tăng 20% so với thị giá hiện tại.