Công rất lớn giúp nhóm Ngân hàng tạo sóng tuần qua thuộc về cổ phiếu VCB. Nhưng liệu VCB có duy trì được trên mốc 100.000 đồng/cổ phiếu hay sẽ lại gây hụt hẫng với nhà đầu tư?
Diễn biến tạo sóng cho nhóm Ngân hàng của VCB
Tuần vừa qua, VN-Index tăng được 2,8% nhờ công lao rất lớn của nhóm Ngân hàng, đặc biệt là
VCB. Dù bị ngáng đường vào phiên ngày thứ Sáu do thông tin biến chủng Omicron thì cổ phiếu của Vietcombank vẫn đạt được thành quả tăng 8,25% lên 105.000 đồng/cổ phiếu.
Câu hỏi đặt ra với
VCB là liệu có thể bảo toàn được mức thị giá "3 chữ số" trong nhịp tăng lần này hay sẽ lại thêm một lần gây hụt hẫng với nhà đầu tư .
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên
VCB vượt được mốc 100.000 đồng/cổ phiếu mà đã có gần 10 lần cổ phiếu thử sức.
Trong đợt sóng lớn nhất từ trước đến nay của Ngân hàng hồi giữa năm,
VCB cũng không giữ được mốc "3 chữ số" sau khi các cổ phiếu Ngân hàng bị nguội đi.
Lần bứt phá lần này của "ông vua ngành Ngân hàng" đúng là cũng tạo ra nhiều sức sống giúp VN-Index rướn qua 1.500 điểm. Tuy nhiên, nếu xét về yếu tố thanh khoản, quy mô thực tế thấp hơn nhiều so với tạo sóng hồi giữa năm.
Các phiên giao dịch trong tuần vừa qua không bước qua nổi mức 2 triệu đơn vị trong khi bình quân 20 phiên giai đoạn giữa năm thường xuyên ở trên 2 triệu đơn vị, với những phiên trên 4 triệu đơn vị, thậm chí là 6 triệu đơn vị.
Vì vậy, khả năng cổ phiếu
VCB có thể thành công trong lần chinh phục này đang khá mong manh.
Vẫn giữ "ngai vương" ngành Ngân hàng
Dù có biến động giá còn khá thất thường nhưng thực tế,
VCB vẫn luôn là cổ phiếu Ngân hàng hàng đầu trong trong ngành.
Trong 9 tháng năm 2021, dư nợ tín dụng của
VCB đã tăng trưởng ấn tượng đạt 936,3 nghìn tỷ (+11,5% so với đầu năm và 1,6% so với quý 2/2021) – mức tăng khá cao xét theo quy mô ngân hàng, đặt trong bối cảnh dịch bệnh/ giãn cách triền miên 9 tháng đầu năm.
Mức tăng 11,5% này hiện đã vượt chỉ tiêu kế hoạch 2021 đã đề ra (10,5%). Khối khách hàng cá nhân (cho vay mua nhà) và khối doanh nghiệp SMEs vẫn đang là động lực tăng trưởng dự nợ tín dụng chính.
Trong quý 3/2021, tiền gửi khách hàng đã tăng mạnh (tăng 5,4% so với quý trước và tăng 7,4% so với đầu năm). Có vẻ như tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp (khiến việc kinh doanh trở nên rủi ro hơn) đã giúp một lượng tiền lớn từ nền kinh tế đã rút về kênh gửi tiết kiệm; và đáng chú ý nữa là ngay cả với Vietcombank - ngân hàng đang có lãi suất huy động thấp nhất thị trường.
Hiện lượng tiền gửi khách hàng cuối quý 3/2021 đã vượt mức dự phóng cả năm 2021 của CTCK Mirae Asset (MAS), đạt 1.108,5 nghìn tỷ đồng (+7,4% so với đầu năm và vượt mức 7% theo kế hoạch 2021).
Thu nhập lãi thuần tăng 19,5% đạt 10.428 tỷ đồng. Điều này thể hiện tác động vào NIM của việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng của
VCB là khá ít so với một số ngân hàng khác. NIM 9 tháng 2021 bình quân đạt khoảng 3,3% và khả năng cao sẽ duy trì được mức này cho cả năm 2021.
Tính chung 9 tháng 2021,
VCB đã hoàn thành 77,2% kế hoạch lợi nhuận năm 2021 – đạt 19.311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Trong 9 tháng 2021,
VCB đã tiến hành trích lập lớn là 8.013 tỷ đồng (+32,8%). Tỉ lệ nợ xấu cuối quý 3/2021 là 1,16% (tăng mạnh so với mức 0,62% cuối 2020 và 0,74% cuối quý 2/2021).
MAS cho rằng tỉ lệ nợ xấu của
VCB có thể đạt 1,20% cuối 2021, cùng với tỉ lệ Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay (LLR) của ngân hàng sẽ giảm xuống còn 153,7%.
Xu hướng tiến hành trích lập dự phòng mạnh vẫn sẽ diễn ra trong cả hai năm 2022 và 2023.
Theo đánh giá của MAS, cổ phiếu
VCB vẫn ở vùng định giá hấp dẫn, an toàn trong trung hạn. MAS dự phóng EPS và giá trị sổ sách của
VCB sẽ đạt lần lượt VND 5.546 và VND 30.428/cổ phiếu (trước chia cổ tức bằng cổ phiếu 27%).