• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:19:35 CH - Mở cửa
Chứng khoán 30/11: Đảo ngược hoàn toàn, cổ phiếu Ngân hàng suy sụp, VN-Index lại thoái lui
Nguồn tin: BizLIVE | 30/11/2021 4:30:00 CH
Đúng là thị trường Việt Nam đang khỏe nhưng tâm lý cảnh giác cao vẫn còn. Sau thông tin về sự hiệu quả của vaccine với biến chủng Omicron, chứng khoán thế giới lại chảo đảo khiến cho phiên chiều lại có hiện tượng tạm rút lui khỏi ngưỡng 1.500 điểm.

 
VN-Index phiên 30/11
 
Sóng dội từ thị trường thế giới
 
Chứng khoán thế giới còn đang trước cơ hội hồi phục thì thông tin mới được Moderna đưa ra lại khiến nhà đầu tư chao đảo. Theo CEO của hãng dược này, các loại vaccine hiện tại khó có hiệu quả với biến chủng Omicron như với Delta.
Điều này đã dẫn đến hợp đồng tương lai của DJ30 có lúc giảm hơn 600 điểm, giá dầu cũng xoay chiều theo và giảm hơn 1%. Chứng khoán châu Á chứng kiến ngay nhịp giảm mạnh tiếp của KOSPI (-2,42%), NIKKEI 225 (-1,63%), IDX (-1,13%), SET (-1,2%).
Những diễn biến trên lập tức dội mạnh vào thị trường trong nước, ngay khi mở cửa phiên chiều. VN-Index dù rất quyết tâm vượt 1.500 điểm thì sang phiên chiều cũng sẵn sàng thoái lui.
Nhóm Ngân hàng chứng kiến hàng loạt mã giảm mạnh rơi sát vào về đường MA20 trong đó VCB (-2,2%), ACB (-2,5%), OCB (-5,4%) còn đứng trước nguy cơ mất xu hướng tăng ngắn hạn nếu còn tiếp tục điều chỉnh. Các mã CTG (-2%), VPB (-1,8%), MBB (-2,7%), TPB (-4,4%), VIB (-3,3%) có thể tạm thời chưa rơi xuống MA20 nhưng cũng đáng phải cảnh giác hơn.
Trong khi đó, tại SHB, hiện tượng "dội bom" và đạp sâu vào ATC xuất hiện khi lực nội cân yếu ớt trước lệnh dồn bán của khối ngoại.
Như vậy, nếu như phiên hôm qua thị trường cho thấy bản lĩnh khá vững vàng với đà hồi phục tốt lan tỏa nhiều nhóm, riêng nhóm Ngân hàng vẫn suy yếu thêm, thì đến chiều nay, khi có biến, cũng chính nhóm Ngân hàng "buông súng" suy sụp đầu tiên với mức độ tổn thương lớn hơn bình diện chung.
Sự rung lắc mạnh cuốn thêm các mã lớn khác như MSN (-2,2%), GAS (-1,1%) cũng xuất hiện sắc đỏ thì áp lực của các cổ phiếu lớn đang khá lớn.
VN-Index trong phiên chiều đã có lúc rơi xuống sát 1.470 điểm. Nếu như VHM (-0,2%), VIC (-0,3%) không thu hẹp đà giảm cuối phiên thì thất thoát phiên hôm nay có thể đã là hơn 15 điểm.
Do đó, chuyển động của thị trường ở các phiên tới sẽ rất phụ thuộc vào khả năng hồi phục của Ngân hàng và hướng đi của các cổ phiếu nhà Vingroup.
So với phiên sáng, sắc xanh đã thu hẹp lại nhưng chưa hề bị lép vế trước sắc đỏ. Tổng cộng vẫn có 231 mã tăng so với 237 mã giảm và 48 mã đứng giá tham chiếu. Giá trị giao dịch của HOSE đạt tên 34.400 tỷ đồng.
Các mã điều chỉnh hôm nay như FLC (-2,66%), DBC (-1,51%), VND (-1,13%), DIG (-2,3%), BVH (-1,61%), DPG (-2,24%) cũng không bị giảm nhiều.
Trong khi đó chiều tăng, các mã GEX (+6,1%), VCG (+6,32%), GVR (+5,4%) chỉ có một chút áp lực chốt lời khiến giá không đóng cửa ở mức trần. Nhóm tăng trần thu hẹp lại còn dưới 20 mã như HAG, FCN, CTD, DXG, VGC.
2 chỉ số còn lại là HNX-Index và UPCoM-Index có kết quả trái chiều nhau nhưng cũng chỉ về quanh tham chiếu. HNX-Index giảm 0,55% xuống 458,05 điểm trong khi đó UPCoM-Index vẫn tăng nhẹ 0,03% lên 114,1 điểm. Giá trị giao dịch của 2 sàn này đạt hơn 6.600 tỷ đồng.
 
*****
Chỉ số thể hiện được sự nghiêm túc trong việc chinh phục mốc 1.500 điểm. Cuối phiên sáng, VN-Index lại leo lên 1.501 điểm sau đúng 2 phiên bị nhúng xuống.

 
VN-Index sáng 30/11
 
Loạt trụ trở mình
 
Ngân hàng không thực sự quá quyết liệt khi VCB (+0,8%) cuối phiên sáng đã thu hẹp lại đà tăng. Tuy nhiên, GVR (+6,9%) đã tăng trần và lấp hết chỗ trống của Ngân hàng. Chưa kể, GAS (+1,5%), HPG (+2,3%) cũng trở mình rõ rệt.
VN-Index đã tạo được nhịp tăng tốt nhất kể từ đầu phiên và dễ dàng vượt qua 1.500 điểm. Cuối phiên sáng, chỉ số đã tăng 16,17 điểm (+1,09%) lên 1.501,01 điểm.
Như vậy chỉ sau đúng 2 phiên điều chỉnh, VN-Index lại gần như lấy lại gần hết thành quả. Chỉ số cũng đang có thành tích gần như tốt nhất châu Á, xấp xỉ với mức tăng của chỉ số BSE (+1,07%). Trong khi đó, chỉ số này lẽ ra phải tăng mạnh hơn Việt Nam sau khi đánh mất đường MA20 và chạm vào đường MA100.
Sắc xanh trên toàn HOSE cũng lan tỏa rộng thay vì bị phân hóa do tập trung vào VN30. Các cổ phiếu Khu công nghiệp đã tăng trần theo GVR như SZC, VGC, PHR, ITA. Trong khi đó, PVD tăng trần ở nhóm Dầu khí. Còn TCH, CTD tăng trần ở nhóm Bất động sản.
Tổng cộng, toàn sàn có 319 mã tăng so với chỉ 138 mã giảm và 47 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản có sụt giảm so với sáng hôm qua nhưng vẫn ở mức cao, đạt 16.943 tỷ đồng.
Chỉ số HNX-Index hiện cũng cố gắng bắt nhịp mạnh hơn nhờ sự thúc đẩy của PVS (+6,45%). Chỉ số HNX-Index đang tăng 0,41% lên 462,47 điểm.
*****
Hai phiên điều chỉnh diễn ra vẫn đảm bảo được xu hướng ngắn hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam và sáng nay chỉ số còn đang cố vượt 1.500 điểm. Đây là trạng thái hiếm có trên bình diện khu vực cũng như thế giới.

 
Ảnh minh họa.
 
Trạng thái rất khỏe
 
VN-Index đã có 2 phiên điều chỉnh do lo ngại về tác động về biến chủng Omicron, nhưng ở phiên hôm qua chỉ số cũng chỉ chạm đường MA20 rồi lại nảy lên. 
Nếu chỉ nhìn vào điểm số, nhà đầu tư có thể không ấn tượng khi VN-Index vẫn đang nhượng bộ trước mốc 1.500 điểm. Tuy nhiên, quan sát những gì đang diễn ra trên thế giới lẫn khu vực thì thực sự trạng thái của thị trường đang là rất khỏe.
Sau phiên hôm qua, chứng khoán Mỹ cũng chưa lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn ở trên đường MA20 trong khi đó một loạt các thị trường chứng khoán châu Á đang diễn biến xấu. NIKKEI 225 hiện còn mất xu hướng tăng dài hạn sau 5 phiên vừa qua trong khi chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản cũng rơi về mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Hiện tượng luân chuyển trụ đang giúp cho VN-Index hầu như không bị tổn thương nhiều so với mặt bằng chung. Nên kể cả thị trường có lình xình tiếp cũng không đáng lo ngại.
Sau 2 phiên chèo lái thị trường, VIC (+0,1%) đã bàn giao lại nhiệm vụ cho các cổ phiếu VCB (+1,9%), GVR (+4,6%), SSI (+3,3%). 
Các mã này với vị thế đầu ngành cũng ít nhiều lan tỏa được sắc xanh tới các cổ phiếu khác như VIB (+1,9%), KBC (+5,6%), SZC (+5,1%), ITA (+6,6%), VCI (+3,3%), HCM (+2,4%), AGR (+3,3%), VND (+1,6%), VIX (+3,8%). Trong đó, sự thể hiện của 2 nhóm Chứng khoán và Khu công nghiệp đang là quyết liệt nhất.
Nhóm Bất động sản dù phân hóa nhưng vẫn có DXG (+6,9%), KHG (+6,8%), SCR (+4,4%), HBC (+4,6%), TDC (+4%) tạo được điểm nhấn tích cực.
Nhóm Dầu khí trong sáng nay cũng đang có sự hồi phục khá tốt ở PVD (+3,7%), GAS (+0,1%) nhưng nhìn chung còn khá rón rén khi giá dầu vẫn chưa lấy lại mốc 80 USD/thùng.
Nhóm Thép thì hầu như lại lình xình và không có được sự hồi phục đáng kể. Chuỗi các phiên giảm vừa qua của HPG (+0,5%), HSG (0%) đã đưa giá về gần đường MA200. Hiện ngành Thép chỉ còn lại TLH (+3,6%), SMC (-3%) còn trụ lại với xu hướng tăng ngắn hạn.
VN-Index thậm chí đã có thời điểm đầu phiên lại rướn qua 1.500 điểm. Tại 10h30, chỉ số vẫn duy trì được sắc xanh và đang tăng lên 1.496 điểm.
Trong khi đó, HNX-Index đang khá phụ thuộc vào chuyển động của THD (+0,8%) nên không có được thành tích tốt bằng. Chỉ số này tại thời điểm 10h30 đang loanh quanh tham chiếu.