Sự đảo chiều của thị trường chứng khoán diễn ra sau khi CDC Mỹ thông báo rằng trường hợp lây nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên tại nước này là ở bang California.
Các chỉ số chính trên thị trường giảm điểm rất mạnh, chỉ số để mất thành quả tăng điểm rất mạnh trước đó sau khi Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) xác nhận ca lây nhiễm COVID-19 chủng Omicron đầu tiên tại Mỹ.
Đóng cửa phiên, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm 461,68 điểm xuống 34.022 điểm, trước đó, chỉ số đã tăng hơn 520 điểm trong phiên. Chỉ số S&P 500 hạ gần 1,2% xuống còn 4.513 điểm. Chỉ số của thị trường như vậy đóng cửa dưới ngưỡng trung bình của 50 ngày phiên đầu tiên tính từ ngày 13/10/2021. Chỉ số Nasdaq giảm 1,8% xuống 15.254 điểm, trong phiên chỉ số có lúc tăng 1,8%.
Như vậy diễn biến của phiên ngày thứ Tư đã tiếp nối cho 4 phiên đầy biến động trước đó khi những nỗi sợ liên quan đến biến chủng Omicron ngày một lớn dần.
Sự đảo chiều của thị trường chứng khoán diễn ra sau khi CDC thông báo rằng trường hợp lây nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên tại nước này là ở bang California. Biến chủng chính thức được phát hiện ở Nam Phi vào tuần trước và cho đến nay đã được phát hiện tại 23 quốc gia, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Cổ phiếu các doanh nghiệp du lịch giảm điểm sâu nhất sau thông tin về các trường hợp lây nhiễm ở Mỹ. Cổ phiếu American Airlines mất gần 8% giá trị; cổ phiếu Delta Air Lines giảm 7,3% còn cổ phiếu United Airlines sụt 7,5%; cổ phiếu hãng sản xuất máy bay Boeing giảm 4,8%.
Cổ phiếu của công ty kinh doanh dịch vụ du thuyền Norwegian Cruise Line Holdings và Carnival giảm lần lượt 8,8% và 7%. Cổ phiếu Wynn Resorts và Hilton Worldwide hạ 6,1% và 3,8%. Cổ phiếu nhiều hãng bán lẻ đồng loạt giảm điểm rất mạnh. Cổ phiếu Nordstrom giảm 5,3%; cổ phiếu Kohl hạ 5,6%; cổ phiếu Best Buy và Macy giảm 4,3% và 4,6%.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) - ông Jerome Powell tin rằng biến chủng Omicron và việc số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao trong thời gian gần đây tiềm ẩn mối hiểm họa với kinh tế Mỹ đồng thời ảnh hưởng xấu đến triển vọng lạm phát hiện vốn đã bất ổn.
Theo Bloomberg, trong tuyên bố mới nhất của mình, ông Powell nói: “Việc số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao trong thời gian gần đây tiềm ẩn nhiều rủi ro suy giảm với việc làm và các hoạt động kinh tế, đồng thời làm tăng rủi ro lạm phát bất ổn”.
Ông lo ngại về khả năng khác: “Những nỗi lo lớn hơn về virus có thể khiến cho người ta ngại ngần làm việc trực tiếp, điều này sẽ làm chậm lại sự tăng trưởng trên thị trường lao động và làm tăng các yếu tố gián đoạn trong chuỗi cung ứng”.
Trong ngày thứ Ba, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cùng với ông Powell điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ. Người đứng đầu Fed và Bộ Tài chính Mỹ dự kiến sẽ phải báo cáo lên Quốc hội Mỹ về chương trình hỗ trợ kinh tế cho đến nay đã làm phình to chương trình cho vay khẩn cấp của ngân hàng trung ương.
Các tuyên bố mới nhất của ông Powell được công bố bởi ngân hàng trung ương Mỹ vào tối ngày thứ Hai. Fed đồng thời cũng nhấn mạnh rằng nhiều chuyên gia dự báo trong đó có nhiều người tại Fed dự báo rằng lạm phát sẽ hạ nhiệt đáng kể trong những năm tới bởi các vấn đề trục trặc của chuỗi cung ứng khi nhu cầu với hàng hóa hạ nhiệt.
Fed đồng thời cũng đưa ra nhiều tuyên bố trực tiếp về lạm phát, Fed nói rằng thật khó để dự báo về tính bền vững và tác động của nhiều hạn chế trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên giờ đây dường như có những yếu tố sẽ khiến cho lạm phát sẽ vẫn tăng cao trong năm sau.
Tuyên bố của ông Powell được đưa ra chỉ vài ngày sau khi những nỗi sợ liên quan đến biến chủng Omicron tăng lên, nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu trên thị trường Mỹ, đồng thời rút đi kỳ vọng về khả năng Fed nâng lãi suất trong tương lai. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones hạ 900 điểm tương đương 2,5% và như vậy có ngày giảm điểm sâu nhất trong năm nay. Thị trường chứng khoán hồi phục phần nào trong ngày thứ Hai.