• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:15:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:24:59 CH - Mở cửa
Đề xuất điều chỉnh phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản
Nguồn tin: Thời báo tài chính VN | 02/12/2021 2:38:33 CH
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo tờ trình Chính phủ dự án Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Theo Bộ Tài chính, mức phí bảo vệ môi trường phải căn cứ vào khối lượng chất thải ra môi trường và mức độ ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản gây ra.
 
Tính phí phải căn cứ mức ô nhiễm và khối lượng thải ra môi trường
 
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 164/2016/NĐ-CP (Nghị định số 164) về phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khai thác khoáng sản.
 
Thực hiện nghị định này, đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; tăng cường quản lý khai thác khoáng sản và khuyến khích đầu tư công nghệ khai thác hiệu quả, tiết kiệm gắn với công tác BVMT.
 
 
Đề xuất điều chỉnh phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản để quản lý chặt chẽ, hạn chế tác động đến môi trưởng. Ảnh: TL.
 
Theo tính toán, số thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản hàng năm đã góp phần tích cực để địa phương bổ sung nguồn đầu tư cho BVMT tại nơi khai thác. Số thu phí năm 2017 là 3.029 tỷ đồng; năm 2018 là 3.448 tỷ đồng; năm 2019 là 3.737 tỷ đồng; năm 2020 là 3.576 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Nghị định số 164 đã phát sinh một số vấn đề cần hoàn thiện và để đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành, cần thiết phải xây dựng nghị định thay thế.
 
Mục tiêu của nghị định mới nhằm khắc phục hạn chế của chính sách hiện hành về phí BVMT đối với khai thác khoáng sản; bảo đảm tính thống nhất, tạo thuận lợi trong việc thực hiện phí BVMT đối với khai thác khoáng sản. Ngoài ra, sẽ từng bước hạn chế tác động xấu đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
 
Theo quan điểm của Bộ Tài chính, mức phí BVMT phải căn cứ vào khối lượng chất thải ra môi trường và mức độ ô nhiễm trong quá trình khai thác khoáng sản gây ra.
 
Khung mức phí một số loại khoáng sản còn thấp
 
Hiện nay, Nghị định số 164 quy định khung mức phí đối với sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá… với mức là từ 1.500-1.600 đồng/m3. Mức phí này còn thấp, chưa khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế.
 
Do đó, Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ điều chỉnh tăng khung mức phí đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng: Mức phí tối thiểu bằng mức phí tối đa hiện hành, mức phí tối đa bằng 200% mức phí hiện hành. Cụ thể, mức phí từ 2.000 -12.000 đồng/m3, tùy loại khoáng sản (mức hiện hành là từ 1.000 – 6.000 đồng/m3).
 
Dự thảo nghị định cũng đề xuất sửa quy định thu phí đối với khai thác đá làm mỹ nghệ “khối lớn”. Theo quy định hiện hành, biểu khung mức phí có mức từ 50.000 - 90.000 đồng/m3. Bộ Tài chính đề xuất quy định cụ thể mốc để phân loại giá trị đá hoa trắng, không sử dụng cụm từ “khối lớn” và vẫn giữ nguyên biểu khung mức phí như hiện hành.
 
Đối với đá hoa trắng để sản xuất bộ carbonat, quy định hiện hành là từ 1.000-3.000 đồng/tấn.
 
Tại dự thảo nghị định, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định thu phí đối với đá hoa trắng sản xuất bột carbonat: 5.000-10.000 đồng/tấn (bằng mức phí đối với đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại dự thảo nghị định).
 
Dự thảo nghị định cũng sửa đổi phương pháp tính phí đối với đát đá bốc xúc, bỏ tỷ lệ quy đổi số lượng khoáng sản thành phẩm ra khoáng sản nguyên khai. Đồng thời, quy định căn cứ tính phí khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm.
 
Ngoài ra, dự thảo nghị định cũng sửa đổi quy định tổ chức thực hiện. Hiện nay, UBND cấp tỉnh trình HĐND ban hành nghị quyết và thực hiện thu phí BVMT với khai thác khoáng sản. Cơ quan thuế địa phương hướng dẫn, đôn đốc thu nộp phí.
 
Qua phản ánh một số địa phương, thông tin số lượng khoáng sản khai thác và số lượng đất đá bốc xúc có thể bị gian lận, làm thất thu ngân sách.
 
Để hạn chế tình trạng thông tin kê khai với cơ quan thuế về số lượng khoáng sản nguyên khai và số lượng đất đá bốc xúc làm căn cứ tính phí không khớp với số lượng do cơ quan tài nguyên và môi trường quản lý, gây thất thu ngân sách, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên và môi trường trong đối chiếu thông tin.
 
Về tổ chức thu phí, để đảm bảo thống nhất, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa Điều 3, Nghị định số 164 như sau: Tổ chức thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản theo nghị định này là cơ quan thuế nơi người nộp phí nộp hồ sơ kê khai phí BVMT đối với khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Việc kê khai nộp phí thực hiện theo quy định pháp luật quản lý thuế.
 
Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản, không kể dầu thô và khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Phí BVMT đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100% được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước./.