• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,82 -5,50/-0,44%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,82   -5,50/-0,44%  |   HNX-INDEX   226,69   -0,17/-0,07%  |   UPCOM-INDEX   92,39   -0,01/-0,01%  |   VN30   1.301,95   -8,51/-0,65%  |   HNX30   486,55   -1,02/-0,21%
13 Tháng Mười Một 2024 3:05:49 SA - Mở cửa
Chứng khoán Việt Nam lập kỷ lục 60.000 tỷ trong nhạy cảm
Nguồn tin: BizLIVE | 23/12/2021 4:30:00 CH
VN-Index đã có lúc giảm tới gần 30 điểm do hoạt động chốt lời diện rộng. Tuy nhiên, hoạt động bắt đáy cũng đồng thời diễn ra mạnh mẽ giúp HOSE ghi nhận kỷ lục thanh khoản mới.

 
VN-Index phiên 23/12
 
Bắt đáy mạnh mẽ
 
Nếu như phiên sáng chỉ có VHM và VIC tạo áp lực thì trong phiên chiều, áp lực nặng hơn hẳn từ các cổ phiếu HDB (-3,8%), VPB (-3,6%), TCB (-3,2%), SHB (-3,37%), TPB (-3,4%), NVL (-3,2%), FPT (-1,9%).
Xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index bị xuyên thủng nên thị trường càng dễ trở nên nhạy cảm. Hoạt động chốt lời diễn ra hàng loạt nhóm ngành.
Không ít mã đã bị khuất phục để giảm sàn tới cuối phiên như DIG, DXG, HAI, CII tại nhóm Bất động sản; trong đó CII giao dịch tới hơn 1.000 tỷ đồng, DIG là trên 900 tỷ đồng còn DXG là trên 600 tỷ đồng.
Số khác có lực cầu bắt đáy nên đã thoát giá sàn như SCR (-5,2%), NLG (-4,9%), NBB (-4,1%), NTL (-5,4%). Thậm chí, có mã còn trở lại tăng điểm ấn tượng như QCG (+4,9%), LGL (+5,3%)… Còn các mã LDG, HBC, VCG, DLG, HAR vẫn tăng hết biên độ.
Nhóm Thép đang là nhóm ngành tiêu cực nhất so với các nhóm ngành khác nhưng cũng có lực đỡ trong thời điểm nhúng sâu nhất. Cuối phiên HPG (-0,3%) vòng về lại gần tham chiếu sau khi khớp 1.187 tỷ đồng trong khi HSG còn tăng giá hơn 2%.
Trong khi đó, nhóm lẽ ra phải có màn “ăn mừng” khi thị trường có sự quay vòng nhanh của dòng tiền là Chứng khoán lại bị giảm sâu: SSI (-4,1%), VND (-5,4%), SHS (-4,3%), VCI (-4,2%), VIX (-4,8%), HCM (-3,6%) cùng bị bán mạnh.
Thay vào đó, nhóm Dầu khí mới là nhóm tranh thủ triệt để dòng tiền thu hút sự chú ý. PVD (+6,9%) đã tăng trần còn PVT (+3,9%), PXS (+3,2%) cung tăng trên 3%. PVS (+3,1%), BSR (+4,1%), PVC (+8,8%), OIL (+3,6%) đều tăng giá tốt trên HNX và UPCoM.
VN-Index đã có thời điểm giảm tới gần 30 điểm trong chiều nay và tới cuối phiên mới dần thu hẹp lại đà giảm. Chỉ số đóng cửa tại 1.456,96 điểm, giảm 20 điểm tương đương 1,4%.
Thanh khoản thị trường với những chuyển dịch quá nhanh đã được đẩy lên mốc kỷ lục mới là 45.562 tỷ đồng, tương đương 1.360 triệu đơn vị.
Hai sàn UPCoM và HNX cũng không tránh được việc chốt lời mạnh ở các mã như CEO (-9,9%), SHS (-4,3%), IDC (-9,1%).
HNX-Index chốt phiên giảm 2,32% xuống 442,61 điểm còn UPCoM-Index giảm 1,26% xuống 109,53 điểm. Đà giảm của UPCoM-Index là ít nhất trong 3 chỉ số chính nhờ hiệu ứng rõ hơn của các cổ phiếu Dầu khí như BSR, OIL.
Giá trị khớp lệnh của 2 sàn này đạt tới hơn 7.000 tỷ đồng. Qua đó tổng giá trị cả khớp lệnh và thỏa thuận của 3 sàn lên tới 60.644 tỷ đồng.
 
*****
 
“Việt vị” so với cả châu Á
 
Chỉ số bị nhúng sâu hơn trong nhịp điều chỉnh cuối phiên sáng. Hoạt động chốt lời lan rộng áp đảo khiến sắc đỏ chiếm tới 70% của HOSE.

 
VN-Index sáng 23/12
 
VHM đã châm ngòi cho hoạt động điều chỉnh diễn ra rộng trên quy mô toàn sàn. Cuối phiên sáng, VHM (-2,9%) xuống còn 83.200 đồng/cổ phiếu trong khi đó VIC (-1,6%) cũng gia tăng thêm áp lực cho chỉ số chung.
VN-Index đã không thể giữ được mốc MA20, giảm 1,48% xuống 1.455,8 điểm. Sắc đỏ lấn lướt trên cả HOSE với 70% mã giảm.
Những cổ phiếu đã tăng nóng tại nhóm Chứng khoán, Bất động sản là đối tượng bị chốt lời mạnh nhất như VND (-4,56%), DIG (-6,65%), NLG (-4,24%), HDC (-5,97%), SCR (-4,74%), VCI (-4,76%), HCM (-3,78%), ORS (-5,97%).
Ngoài ra, nhóm Ngân hàng cũng có thêm các mã bị bán mạnh VIB (-6,3%), MSB (-4,3%), TPB (-4,2%), OCB (-3,1%) khi VCB (+0,1%) thu hẹp lại đà tăng.
Các mã đã tăng tốc sớm như VCG (+5,57%), HNG (+6,82%), FCN (+5,11%) sẽ khó duy trì đà tăng nếu thị trường không gỡ điểm lại trong chiều nay.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 1,48% xuống 1.455,8 điểm. Thanh khoản đạt 753,06 triệu đơn vị, tương đương 24.966 tỷ đồng.
Trên HNX, HNX-Index giảm 1,71% xuống 445,37 điểm. 2 mã IDJ và API thậm chí còn giảm kịch biên độ. Hiện cổ phiếu IDJ đã giảm 50% từ đỉnh trong khi API cũng giảm khoảng 40%.
Trong khi đó, sáng nay cả châu Á vẫn đang phần lớn hồi phục nhưng VN-Index lại đi ngược xu hướng này khi VN30 đang đồng loạt ép chỉ số xuống. VN30 đã liên tục gây khó dễ cho thị trường trong các phiên gần đây và điều này vẫn chưa được triệt tiêu.
 
*****
Cả châu Á vẫn đang phần lớn hồi phục nhưng VN-Index lại đi ngược xu hướng này khi VN30 đang đồng loạt ép chỉ số xuống. VN30 đã liên tục gây khó dễ cho thị trường trong các phiên gần đây và điều này vẫn chưa được triệt tiêu.
 
Nhóm Bất động sản đã phân hóa
 
VN30 từ sau cú ép khiến thị trường rơi điểm đầu tháng 12 cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn trở lại xu hướng tăng, trạng thái hoàn toàn trái ngược VN-Index thời gian gần đây.
Có những thời điểm, VN30 đã khá thiện chí nâng đỡ thị trường nhưng khi nhà đầu tư cần một sự xác nhận thì VN30 lại liên tục gây khó khăn cho xu hướng. Ở phiên hôm qua, điều này đã xảy ra và đến sáng nay thì hầu hết cả rổ vẫn chìm trong sắc đỏ.
Ngân hàng ở phiên hôm qua chính là "tội đồ" bên cạnh HPG. Còn phiên hôm nay, vai trò của Ngân hàng là không quá rõ ràng. Vẫn có TPB (-2,8%), TCB (-1,2%), HDB (-1,6%), STB (-1,3%) điều chỉnh, nhưng VCB (+1,3%) lại cân bằng đáng kể ảnh hưởng.
Ở nhóm Ngân hàng, cổ phiếu SHB đang là điển hình của đà suy giảm kéo dài và có xu hướng mạnh hơn nhóm chung. Đặc biệt hiện tượng SHB liên tiếp có kiểu giao dịch nhè đạp ATC loạt phiên vừa qua tiếp tục cần được chú ý.
Trong khi đó mã gây ra nhiều áp lực nhất sáng nay lại VHM (-1,6%) khi đang giảm về gần 84.000 đồng/cổ phiếu. Động thái giảm của VHM đưa thị giá về vùng giá ngày thứ Sáu tuần trước, phiên giao dịch mà VHM đã ghi nhận mức thanh khoản kỷ lục. Đây nhiều khả năng là động thái kiểm tra lại cung cầu của tiền lớn bởi thực tế giá trị giao dịch của VHM vẫn không đáng kể so với phiên này, chỉ đạt trên 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, VHM có ảnh hưởng rõ rệt tới chỉ số cũng như cả nhóm Bất động sản. VN-Index đã bị nhúng ngay về vùng MA20. Tới khoảng 10h30 chỉ số đang giảm xuống 1.468 điểm, thậm chí có thời điểm còn về 1.465 điểm.
Các mã Bất động sản trở nên phân hóa rõ rệt khi HDC (-4,9%), DIG (-4,7%), DXG (-3,3%), DPG (-3,1%) tương phản với trạng thái của VCG (+7%), LDG (+6,8%), TDC (+4,8%), HBC (+3,2%), BCE (+2,4%), CCL (+3,9%), FLC (-2,2%). Trong đó, VCG đang giao dịch được trên 500 tỷ đồng cho thấy tiền vẫn quanh quẩn nhóm này.
Với nhóm ngành như Chứng khoán, SSI (-2,9%), VND (-3,6%), VCI (-3,3%) đang thử thách kiên nhẫn của nhà đầu tư khi bị nhúng xuống dưới MA20. Tuy nhiên, nhóm Thép vẫn là nhóm kém tích cực nhất khi HPG (-1,3%), HSG (-2,8%), NKG (-3,8%), SMC (-3,1%) tiếp tục thủng sâu dưới đường MA200.
Với HNX, CEO (-4,3%) cũng đã điều chỉnh mạnh trong khi SHS (-2,8%), MBS (-3,6%) đều giảm theo xu hướng nhóm ngành. Chỉ số HNX-Index đang giảm xuống 448 điểm.