• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,07 -0,04/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:45:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,07   -0,04/0,00%  |   HNX-INDEX   221,90   -0,58/-0,26%  |   UPCOM-INDEX   92,65   -0,46/-0,50%  |   VN30   1.315,31   +1,83/+0,14%  |   HNX30   461,50   -0,69/-0,15%
20 Tháng Giêng 2025 2:48:03 CH - Mở cửa
Chứng khoán 22/12: Tiền vào quá tốt, chỉ là chưa phải một phiên phất cờ của VN30
Nguồn tin: BizLIVE | 22/12/2021 12:15:00 CH
Các cổ phiếu gây khó cho thị trường đã được điểm mặt gọi tên trong phần tường thuật của phiên sáng. Đến phiên chiều, nhóm này còn thêm nhiều cản trở dẫn đến VN-Index chỉ kết thúc trong trạng thái đi ngang.

 
Chỉ số VN-Index phiên chiều 22/12
 
Nếu VN30 có một phiên tăng tốt thì phiên hôm nay chắc chắn đã ghi nhận sự bùng nổ cả thị trường. Các yếu tố về dòng tiền đã rất đồng thuận khi nhiều cổ phiếu ở nhóm Midcap và Penny vẫn hút tiền tốt như TCH (+6,82%), ROS (+6,64%), FCN (+6,98%), LDG (+6,74%), DLG (+6,9%), TDC (+6,98%), ITA (+5,85%), HQC (+5,81%), IJC (+5,03%), NTL (+4,02%), SAM (+6,9%)… Tổng cộng, HOSE có tới 33 mã tăng trần còn HNX là 19 mã và UPCoM là 20 mã. 
Tuy nhiên, như đã đề cập, sự phân hóa là không tránh khỏi và vẫn còn những chướng ngại lớn như Ngân hàng, Thép, Chứng khoán.
Các mã Ngân hàng còn giảm mạnh hơn nữa với HDB (-5,1%), TPB (-2,1%), STB (-2%), VPB (-1,6%), BID (-1,1%), CTG (-1,1%) trong khi đều là những cổ phiếu hàng đầu thị trường và là thành viên của rổ VN30. Chưa kể đến cả HPG (-2,2%), SSI (-2,7%) cũng góp mặt vào tạo sức ép.
VN30 hầu như toàn bộ thời gian còn lại của phiên đã bị nhúng dưới tham chiếu. Còn VN-Index thì ngoài một số cổ phiếu trong VN30 cần phải nhờ đến DIG, ITA, KBC mới không bị cuốn theo VN30. Chỉ số dù vậy đã phải đóng cửa dưới tham chiếu, giảm 0,07% xuống 1.477,67 điểm.
Qua đó, thị trường Việt Nam rơi vào nhóm thiểu số tại châu Á phiên hôm nay. Các chỉ số như KOSPI (+0,32%), SET (+0,32%), KLCI (+0,33%), TWSE (+0,21%) đều tăng điểm.
Thanh khoản cũng đang rất tốt cho thị trường với giá trị lên tới 33.627 tỷ đồng, tương đương 1.069,4 triệu đơn vị. Đây là mức thanh khoản cao hơn 15% so với bình quân của 20 phiên gần nhất.
Sự kìm hãm của các cổ phiếu lớn trên HOSE cũng dẫn đến trạng thái không thể quay đầu của 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM. Mức giảm ghi nhận được tại 2 chỉ số này lần lượt là 0,42% và 0,39%. Tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 6.000 tỷ đồng.
*****
 
 Tiền lớn duy trì cho chỉ số VN-Index tăng điểm tới cuối phiên sáng. Tuy nhiên, kể cả trong nhịp tăng điểm này, vẫn có thời điểm chỉ số bị giật xuống từ những nhóm ngành điều chỉnh. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần theo dõi xem chuyển động giá của nhóm này có xấu cho thị trường.
 
Điểm danh những nhóm ngành gây khó trong sóng tăng
 
3 nhóm ngành gây ra khó cho thị trường dễ nhận ra nhất là Chứng khoán, Ngân hàng và Thép. Đầu tiên là Chứng khoán với một loạt các mã SSI (-1,1%), VND (-1,%), VCI (-1,33%), BSI (-3,1%), ORS (-2,4%).
Trạng thái của hầu hết các cổ phiếu Chứng khoán đều đang là lình xình quanh xu hướng tăng ngắn hạn và không có khối lượng đột biến. Nhiều khả năng, nhóm này đang chờ dòng tiền bùng nổ trên cả 3 sàn đều tạo một nhịp tăng mới.
Hiện thanh khoản của cả HOSE đã đạt tới 19.322 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với phiên sáng hôm qua nên có lẽ phe cầm cổ phiếu Chứng khoán có lẽ cũng không mấy lo lắng.
Nhóm Ngân hàng thì cũng có một loạt cổ phiếu giảm giá như VPB (-0,44%), TCB (-0,61%), CTG (-0,16%), HDB (-2,55%), STB (-0,18%), MBB (-0,54%), VIB (-2,6%), BID (-1%) nhưng điểm mấu chốt là giao dịch đều khá chậm nên cũng có thể loại bỏ đi sự lo ngại. Hiện mã giao dịch mạnh nhất là VPB còn chưa đạt nổi 400 tỷ đồng nên có thể xem như cả nhóm đang tạm "ngủ đông" khi thị trường có quá nhiều cơ hội giao dịch ở Bất động sản, Năng lượng, Khu Công nghiệp, Bán lẻ.
Cuối cùng là nhóm Thép, HPG (-0,9%), HSG (-0,3%), NKG (-0,7%) dù giảm nhưng thực tế vẫn đang kiểm định lại sự kiên định của nhà đầu tư còn nắm giữ. Vùng giá hiện tại của các cổ phiếu Thép đã về lại đáy vào tháng 7 năm nay và trạng thái hiện tại đều đã ở vùng quá bán.
Nhìn chung, trạng thái phân hóa của thị trường vẫn có và rất khó để loại bỏ vào lúc này. Nhưng có thể nhận thấy các cổ phiếu trên không hề muốn triệt tiêu thành quả tăng giá của VN-Index.
Chỉ số cuối phiên sáng vẫn tăng được 0,21% lên 1.481,78 điểm. Sắc xanh thu hẹp lại nhưng vẫn nhỉnh hơn với 234 mã tăng so với 230 mã giảm và 44 mã đứng giá tham chiếu.
Còn HNX-Index vẫn tăng được 0,3% lên 456,47 điểm. Giao dịch của HNX đạt 2.456 tỷ đồng.
 
*****
VN-Index đang tận dụng triệt để những phản ứng hồi phục của chứng khoán thế giới để tìm cách áp sát lại mốc 1.500 điểm.

 
Ảnh minh họa.
 
Nhóm Bất động sản tiếp tục đồng loạt tăng mạnh
 
Không thể ngó lơ tình trạng chứng khoán toàn cầu ở thời điểm hiện tại dù đúng là thị trường đang rộng mở cơ hội về lại vùng 1.500 điểm. Đêm qua, chứng khoán tiếp tục S&P 500 có phản ứng hồi phục lấy lại đường MA20.
 
Chính vì vậy, thị trường Việt Nam được quyền giao dịch hứng khởi từ đầu phiên. Thực tế là ở cuối phiên hôm qua, GAS và HPG đã có những động thái nắn chỉnh thị trường để chỉ số chưa được phép tăng mạnh.
 
Nếu nhóm này thực sự có diễn biến điều chỉnh, VN-Index đầu phiên sáng nay đã phải mở cửa trong sắc đỏ. Tuy nhiên, ngay từ đầu phiên, VN-Index đã tăng điểm. Lực kéo của các cổ phiếu trong VN30 vẫn được duy trì với VCB (+1,3%), VRE (+0,8%), VIC (+1,6%), MSN (+2%), POW (+2,7%), GVR (+3,3%).
 
Cổ phiếu VHM (+0,3%) hiện chỉ tăng nhẹ sau khi có nhịp rướn lên 87.500 đồng/cổ phiếu. Cần phải lưu ý rằng đây là phiên T+3 của ngày thứ Sáu tuần trước. Một lượng cổ phiếu lớn chưa từng có đã được giao dịch trong phiên này nên nếu VHM không có biểu hiện bị bán mạnh thì nhiều khả năng tiền lớn đang lựa chọn ở lại.
 
Hiện giá trị giao dịch của VHM chỉ là hơn 300 tỷ đồng còn chưa đứng trong top 3 giao dịch của HOSE. Các mã đứng đầu đang là MSN (+2,04%) và VCG (+3,72%) với hơn 600 tỷ đồng và 500 tỷ đồng giao dịch.
 
Cổ phiếu VCG cũng đáng chú ý khi đang có nỗ lực bứt khỏi mô hình "Cốc tay cầm" và là một trong những điểm sáng giao dịch của nhóm Bất động sản. Các mã CII (+6,68%), LDG (+6,74%), DLG (+6,97%), TDC (+6,98%), TCH (+6,82%), SAM (+6,9%), DIG (+6,45%), ROS (+6,64%), FLC (+3,61%), SCR (+4,18%), CCL (+6,9%) vẫn tiếp tục tăng mạnh.
 
Ngoài ra, POW (+2,67%), KBC (+4,28%), APH (+6,5%), IJC (+4,09%) ở các nhóm Nguyên liệu, Khu Công nghiệp, Năng lượng cũng đang lầm lũi tiến lên sau các nhịp tăng giá gần đây.
 
Sắc xanh đang cho thấy sự chủ động của tâm lý mua lên trên toàn thị trường. Tổng cộng, đang có hơn 240 mã tăng so với khoảng 200 mã giảm và 50 mã đứng giá tham chiếu.
 
VN-Index tới khoảng 10h30 tăng lên 1.487 điểm. Còn HNX-Index tiếp tục có CEO (+9,74%) kéo điểm và tăng lên 455 điểm.