Chốt phiên 14/6, giá dầu Brent tăng, WTI giảm.
Giá vàng giảm tới 1,7% khi nhà đầu tư lo ngại Fed có thể vạch lộ trình thắt chặt chính sách hỗ trợ tại cuộc họp chính sách tuần này.
Giá dầu Brent tương lai tăng 17 cent lên 72,86 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 73,64 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 4/2019.
Giá dầu WTI tương lai giảm 3 cent xuống 70,88 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 71,78 USD/thung, cao nhất kể từ tháng 10/2018.
Thị trường phản ứng tiêu cực sau khi cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự báo sản lượng dầu đá phiến, chiếm hơn 2/3 tổng sản lượng dầu của Mỹ, tăng 38.000 thùng/ngày trong tháng 7 lên 7,8 triệu thùng/ngày.
“Chúng ta xuất phát tốt với kỳ vọng lực cầu cải thiện nhờ chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19”, Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group, Chicago, bang Illinois, nói. “Và rồi báo cáo của EIA lấy hết lực đẩy của thị trường”.
Cơ quan năng lương quốc tế (IEA) ngày 11/6 nhận định lực cầu toàn cầu sẽ trở về mức trước đại dịch vào cuối năm 2022, nhanh hơn dự báo trước đó. IEA kêu gọi OPEC và đồng minh, tức OPEC+, tăng sản lượng để đáp ứng lực cầu.
OPEC+ đang hạn chế sản lượng đáng kể để hỗ trợ giá dầu sau khi đại dịch Covid-19 xóa sổ lực cầu trong năm 2020.
Các phương tiện bắt đầu lưu thông trở lại ở Bắc Mỹ và phần lớn châu Âu. Tuy nhiên, Anh cuối ngày 14/6 thông báo hoãn kế hoạch tái mở cửa kinh tế một tháng do tốc độ lây lan nhanh của biến chủng Delta.
Mùa bảo dưỡng tại Canada và Biển Bắc cũng hỗ trợ giá dầu, theo Louis Dickson, nhà phân tích tại Rystad Energy.
Kim loại quý
Giá vàng ngày 14/6 giảm tới 1,7% khi nhà đầu tư lo ngại Fed có thể vạch lộ trình thắt chặt chính sách hỗ trợ tại cuộc họp chính sách tuần này.
Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 11,9 USD xuống 1.865,9 USD/ounce, có lúc chạm 1.848,49 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 17/5.
Giá vàng tương lai giảm 0,7% xuống 1.865,9 USD/ounce.
Giá vàng giao ngay tại sàn New York ngày 14/6.
Giá bạc giảm 0,1% xuống 27,87 USD/ounce.
Giá platinum tăng 1,3% lên 1.164,54 USD/ounce.