15h00
Về cuối phiên giao dịch, lực cầu dâng cao và kéo hàng loạt cổ phiếu vốn hóa bứt phá. Trong đó, nhóm chứng khoán giao dịch sôi động và ghi nhận nhiều mã tăng giá rất mạnh. SSI, AGR hay ART đều được kéo lên mức giá trần. SHS tăng 8,8%, MBS tăng 8,6%, VND tăng 9,5%, HCM tăng 6,7%.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG, MWG, HDB, TPB, BID... cũng đua nhau bứt phá và góp phần vào việc nới rộng đà hồi phục của các chỉ số.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 29,78 điểm (2,39%) lên 1.273,29 điểm. Toàn sàn có 281 mã tăng, 94 mã giảm và 40 mã đứng giá. HNX-Index tăng 9,04 điểm (3,1%) lên 301,11 điểm. Toàn sàn có 137 mã tăng, 56 mã giảm và 175 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 1,1 điểm (1,33%) lên 83,69 điểm.
Thanh khoản giảm so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 19.400 tỷ đồng, giảm 16,8%, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE là 16.700 tỷ đồng, giảm 16,9%. Khối ngoại bán ròng khoảng hơn 300 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h45
Ngay sau giờ nghỉ trưa, lực cầu bất ngờ dâng cao và giúp nhiều cổ phiếu hồi phục trở lại. Trong đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán ghi nhận nhiều mã bứt phá. Hiện tại, SSI tăng 4,5%, VND tăng 6,1%, HCM tăng 3,4%...
Bên cạnh đó, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn như MWG, HPG, GVR, ACB, TPB, GAS... tăng giá mạnh và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.
Hiện tại, VN-Index tăng 7,74 điểm (0,62%) lên 1.251,25 điểm. HNX-Index tăng 4,43 điểm (1,52%) lên 296,49 điểm. UPCoM-Index tăng 0,29 điểm (-0,35%) lên 82,88 điểm.
11h30
Đà giảm của thị trường trở nên mạnh hơn vào cuối phiên sáng khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn lao dốc, trong đó, PVD mất 5,9%, VRE giảm 6%, VIB giảm 4,2%, LPB giảm 4,1%, VIC giảm 2,4%, VCB giảm 2,2%.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 13,38 điểm (-1,08%) xuống 1.230,13 điểm. Toàn sàn có 129 mã tăng, 230 mã giảm và 35 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,57 điểm (-0,2%) xuống 291,49 điểm. Toàn sàn có 68 mã tăng, 104 mã giảm và 196 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,22%) xuống 82,41 điểm.
Thanh khoản thị trường đi xuống với tổng giá trị giao dịch đạt 11.200 tỷ, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 10.100 tỷ đồng, giảm 13,5%. Giá trị khớp lệnh tại sàn HoSE phiên sáng nay giảm 14% xuống 8.600 tỷ đồng. Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 345 tỷ đồng ở sàn HoSE, trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh các mã như VCB, VHM, VRE...
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h30
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có sự phân hóa trở lại, trong đó, các cổ phiếu như TPB, MWG, HPG, ACB, GVR, SAB... đồng loạt tăng và làm trụ đỡ tốt cho các chỉ số. Trong đó, ACB tăng 1,4%, GVR tăng 1,2% còn SAB tăng 0,4%.
Theo công bố mới đây của HoSE, ACB, GVR và SAB là 3 cổ phiếu được thêm vào danh mục chỉ số VN30 trong khi SBT, REE và TCH bị loại. SSI Research dự báo ACB sẽ được các quỹ ETF mua vào hơn 31 triệu cổ phiếu trong kỳ cơ cấu này.
Chiều ngược lại, hàng loạt cổ phiếu lớn như PVD, VIB, VRE, LPB, PVS, VJC, VCB... vẫn đồng loạt giảm giá và gây áp lực lớn lên các chỉ số.
VN-Index hiện giảm 5,06 điểm (-0,41%) xuống 1.238,45 điểm. HNX-Index tăng 0,6 lên (0,21%) lên 292,66 điểm. UPCoM-Index tăng 0,15 điểm (0,18%) lên 82,74%.
9h45
Mở cửa phiên giao dịch ngày 20/7, sự hồi phục đã xuất hiện khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá trở lại, từ đó, các chỉ số cũng được đẩy lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, đà tăng không duy trì được lâu khi lực bán lại dâng cao. Hiện tại, sắc đỏ đã áp đảo ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và gây áp lực mạnh lên các chỉ số. Trong đó, VIB giảm 6,6%, LPB giảm 4,3%, VRE giảm 3,4%, VCB giảm 3,1%, GAS giảm 1,5%...
Ở chiều ngược lại, MWG tăng trở lại 2,5% lên 160.400 đồng/cp, TPB tăng 2,1% lên 32.200 đồng/cp, HPG tăng 1,6% lên 45.000 đồng/cp. Các mã như GVR, ACB, VHM, BVH, SSI... cũng đồng loạt tăng giá và giúp kìm hãm đáng kể đà giảm của VN-Index.
Hiện tại, VN-Index giảm 5,9 điểm (-0,47%) xuống 1.237,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 104 triệu cổ phiếu, trị giá 3.300 tỷ đồng. HNX-Index tăng nhẹ 0,07 điểm (0,02%) lên 292,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21 triệu cổ phiếu, trị giá 500 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (0,19%) lên 82,75 điểm.
Thị trường chứng khoán tiếp tục biến động tiêu cực ngay từ phiên giao dịch đầu tuần mới 20/7. Trong đó, VN-Index có phiên giảm hơn 4% với thanh khoản tăng vọt so với phiên trước đó. Giao dịch khớp lệnh sàn HoSE tăng 48,9% lên 20.000 tỷ đồng.
Khối ngoại giao dịch tiêu cực trở lại khi bán ròng ở mức 7,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng 109,5 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán (MBS), nhà đầu tư chưa vội bắt đáy, chiến lược đứng ngoài quan sát cũng có thể được áp dụng.
Chứng khoán Vietinbank (CTS) khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục quan sát, chờ đợi tín hiệu chỉ số VN-Index bình ổn và tạo đáy trước khi tiến hành tham gia giải ngân trở lại.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 19/7, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 725,81 điểm, tương đương 2,09%, xuống 33.962,04 điểm. S&P 500 giảm 68,67 điểm, tương đương 1,59%, xuống 4.258,49 điểm. Nasdaq giảm 152,25 diểm, tương đương 1,06%, xuống 14.274,98 điểm.
Lúc 10h34 EDT (21h34 giờ Hà Nội), Dow Jones giảm 800,11 điểm, tương đương 2,31%, xuống 33.887,74 điểm. S&P 500 giảm 81,27 điểm, tương đương 1,88%, xuống 4.245,89 điểm. Nasdaq giảm 221,85 điểm, tương đương 1,54%, xuống 14.205,39 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm trong phiên 19/7. Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 1,39%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 1,25%, Topix giảm 1,3%. Thị trường Trung Quốc trái chiều với Shanghai Composite giảm 0,01%, Shenzhen Component tăng 0,138%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,84%, sâu nhất khu vực. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1%. ASX 200 của Australia giảm 0,85%.
Chốt phiên 19/7, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 4,97 USD, tương đương 6,8%, xuống 68,62 USD/thùng. Giá dầu WTI giao tháng 8, đáo hạn ngày 20/7, giảm 5,39 USD, tương đương 7,5%, xuống 66,42 USD/thùng. Giá dầu WTI giao tháng 9 giảm 5,21 USD xuống 66,35 USD/thùng. OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, ngày 18/7 đạt thỏa hiệp nâng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu – lên đỉnh hơn hai năm trong tháng 7.