PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng huy động nguồn lực xã hội thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu từ một công ty đã có uy tín để đầu tư dự án hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP) là một giải pháp cần thiết trong điều kiện hiện nay.
PGS.TS Trần Đình Thiên.
- Đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP sử dụng nguồn vốn ngân sách, vốn nhà đầu tư và vốn huy động là phương án giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Dưới góc độ một chuyên gia kinh tế, xin PGS. TS. Trần Đình Thiên cho biết quan điểm của ông về việc làm thế nào để đa dạng hóa nguồn vốn huy động trong các dự án đầu tư PPP nói chung và các dự án PPP hạ tầng giao thông nói riêng?
Trên thế giới, đầu tư PPP (đối tác công - tư) bắt đầu từ những năm 1990. Việc huy động nguồn vốn PPP được triển khai phổ biến và đa dạng, không phụ thuộc vào ngân hàng.
Tại Việt Nam, hình thức đầu tư PPP trong lĩnh vực hạ tầng giao thông phát triển mạnh mới trong khoảng 10 năm trở lại đây, chủ yếu dưới hình thức đầu tư BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao). Đối với đầu tư PPP, ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn của nhà đầu tư tư nhân, nguồn vốn huy động từ xã hội đóng vai trò quan trọng.
Thực tế ở nước ta hiện nay, các nhà đầu tư hạ tầng giao thông vẫn nghĩ đến việc sử dụng vốn vay tín dụng làm nguồn huy động chính để đầu tư theo hình thức PPP. Cách làm này có những giới hạn ngặt nghèo. Nó làm cho nhà đầu tư, cũng tức là dự án, bị lệ thuộc vào các ngân hàng thương mại, trong khi bản thân các ngân hàng này, với thực lực tài chính có hạn, chịu áp lực cho vay một lượng vốn khổng lồ.
Chúng ta biết, một dự án giao thông cần huy động nguồn vốn rất lớn, phương án hoàn vốn kéo dài hàng chục năm. Thời gian qua, các ngân hàng thương mại nhiều lần lên tiếng không ưu tiên cho vay dài hạn. Họ liên tục phát đi thông điệp, giới hạn hạn mức cho vay trong lĩnh vực BOT khi đã chạm ngưỡng hệ số an toàn.
Cho nên, có thể thấy việc Chính phủ khuyến khích nhà đầu tư nghiên cứu các phương án huy động vốn khác ngoài ngân hàng để giải quyết bài toán vốn (Nghị định 28/2021/NĐ-Chính phủ) có giá trị tích cực to lớn. Nguồn vốn đó có thể đến từ các định chế tài chính, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.... thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư (BCC), phát hành trái phiếu…
Hiện nay, Công ty Cổ phần Hạ tầng giao thông Đèo Cả đang triển khai các thủ tục niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) để thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và các quỹ tham gia đầu tư các dự án hạ tầng giao thông do công ty thực hiện. Tôi cho rằng đây là giải pháp huy động vốn mang nhiều hy vọng, mở ra cơ hội thúc đẩy đầu tư hạ tầng giao thông trong bối cảnh vốn tín dụng ngày càng khó khăn.
HHV là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Đèo Cả - Tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình giao thông. Tập đoàn đã hoàn thành nhiều công trình giao thông lớn và khó với chất lượng tốt và vượt trước về thời gian. Hiện nay, HHV đang đề xuất nghiên cứu triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông PPP, với những cam kết đặc biệt mạnh mẽ và đáng tin cậy về chi phí và lợi ích. Đề án tái cấu trúc của Tập đoàn Đèo Cả đang định hướng lấy HHV làm trung tâm, sẽ giúp điều chỉnh tổng tài sản và các chỉ số về tài chính như doanh thu, lợi nhuận theo chiều hướng tích cực.
- HHV đang là “điểm sáng” hiếm hoi trên thị trường chứng khoán và nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư. Xin ông cho biết quan điểm về việc một công ty đầu tư hạ tầng giao thông quyết định niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Hose) với mục tiêu huy động vốn để thực hiện các dự án đường cao tốc theo hình thức PPP?
Huy động nguồn lực xã hội từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu nếu đơn vị phát hành là một công ty đã có uy tín là một giải pháp mang tính khả thi cao. Vấn đề là ở khả năng bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư chứng khoán của đơn vị phát hành.
HHV là nhà đầu tư BOT tư nhân lớn nhất cả nước. Nó đang sở hữu một loạt các doanh nghiệp - dự án như: Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả, Bắc Giang- Lạng Sơn, Đèo Cả - Khánh Hoà, Phú Gia - Phước Tượng,… mà như đã nói, cơ bản đó là những dự án thành công, không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt tài chính. Điều này có thể kiểm tra qua thông tin đã được kiểm toán và công bố trên sàn.
Sau một loạt dự án lớn thành công như hầm đường bộ qua Đèo Cả, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn,
HHV cùng công ty mẹ là Tập đoàn Đèo Cả đang nghiên cứu và triển khai đầu tư một loạt dự án mới như cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Tân Phú - Bảo Lộc, Vân Phong - Nha Trang, đường cao tốc tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà… với tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng. Tôi biết hiện đang có nhiều tỉnh mời Đèo Cả tham gia nghiên cứu, tư vấn triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông theo chủ trương phân cấp, phân quyền cho địa phương của Chính phủ.
Nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông đang rất lớn. Uy tín của Đèo Cả đang được khẳng định. Tôi cho rằng việc niêm yết trên HoSE là bước đi cần thiết để
HHV nâng cao năng lực tài chính, tăng cường tính minh bạch, củng cố thương hiệu trên thị trường trong tương lai; là tiền đề để
HHV lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
HHV nói riêng và Tập đoàn Đèo Cả nói chung đang có chất lượng và hiệu quả quản trị được đánh giá cao trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời có tiếng vang quốc tế. Một số Nhà đầu tư nước ngoài đang muốn hợp tác đầu tư với
HHV và Đèo Cả. Việc niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ tạo động lực để
HHV tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng mô hình quản trị chuyên sâu - tối ưu, với mục tiêu chiến lược là trở thành công ty cổ phần đa sở hữu. Tôi cho rằng đây là sự chuyển mình nên được cổ vũ mạnh mẽ. Nó giúp đất nước ta có thêm doanh nghiệp lớn mạnh, vươn mình trong cuộc đua tranh với thế giới.
- Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của HHV khi niêm yết chứng khoán trên sàn HoSE?
Theo như tôi biết,
HHV hiện đang đầu tư trực tiếp 5 dự án BOT hạ tầng giao thông đường bộ lớn, gồm Phước Tượng - Phú Gia, hầm đường bộ qua Đèo Cả, Đèo Cù Mông, Đèo Hải Vân và trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Đèo Cả - Khánh Hòa. Các dự án này đều đã đi vào thu phí ổn định, đảm bảo nguồn thu để hoàn nợ đúng hạn, cân đối được nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh khác.
Với 78% doanh thu đến từ hoạt động thu phí trên các tuyến đường giao thông trọng điểm, có cơ sở để thấy rằng,
HHV sẽ tiếp tục đem lại doanh thu và lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư. Tôi cho rằng
HHV có điều kiện tốt để cải thiện biên lợi nhuận trong thời gian tới, bởi sau khi công trình được đưa vào hoạt động, chi phí lãi vay cũng như các chi phí hoạt động khác giảm dần.
HHV có thế mạnh độc quyền trong lĩnh vực khai thác quản lý vận hành hầm đường bộ và đang dẫn đầu trong các nhà thầu thi công các dự án hạ tầng giao thông đường bộ. Việc niêm yết trên HoSE không chỉ giúp
HHV đa dạng hóa nguồn vốn huy động để giải quyết vấn đề vốn trong ngắn và trung hạn mà quan trọng hơn, tăng tiềm lực và tạo thế lực để phát triển mạnh trong tương lai. Mà đây mới là đích ngắm chiến lược của các nhà đầu tư cổ phiếu.
Xin cảm ơn ông!