• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,09 -3,46/-0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,09   -3,46/-0,28%  |   HNX-INDEX   221,68   -0,01/0,00%  |   UPCOM-INDEX   92,84   +0,04/+0,04%  |   VN30   1.314,81   -2,14/-0,16%  |   HNX30   461,80   +1,55/+0,34%
21 Tháng Giêng 2025 7:12:57 CH - Mở cửa
Nhiều doanh nghiệp phân bón báo lãi tăng mạnh nửa đầu năm
Nguồn tin: Người đồng hành | 23/07/2021 8:39:30 SA
Giá xuất khẩu phân bón trung bình nửa đầu năm đạt 348 USD/tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. 
Giá nhiều loại phân bón trong nửa đầu năm tăng sốc như ure tăng 73-75%, DAP tăng 49-54%.
DAP Vinachem, Phân bón Lâm Thao tăng mạnh lợi nhuận trong quý II.
 
Nhu cầu và giá bán cùng tăng
 
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón các loại trong nửa đầu năm đạt 663.073 tấn, giá trị 230,87 triệu USD; tăng 44% về khối lượng và 71,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình đạt 348,2 USD/tấn, tăng 18,9% so với 6 tháng đầu năm 2020. Thị trường xuất khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam là Campuchia, chiếm tỷ trọng 41,2% về khối lượng và 43% về kim ngạch; đứng thứ 2 là thị trường Lào, tỷ trọng lần lượt đạt 4,8% và 5,4%.
 
Với thị trường trong nước, nhu cầu sử dụng phân bón cũng gia tăng khi tình hình thời tiết thuận lợi và giá các loại nông sản ở mức cao. Giá gạo tăng cao vào cuối năm trước cùng xuất khẩu khả quan bất chấp dịch bệnh đã tạo động lực cho người nông dân gia tăng canh tác. Không chỉ gạo, sản phẩm cây công nghiệp như cao su cũng ghi nhận khả quan, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 88,5%; giá xuất khẩu gần 1.680 USD/tấn, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước.
 
AgroMonitor dự báo tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón cả nước trong năm nay đạt khoảng 10,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2020. Nhu cầu phân bón được dự báo tăng mạnh ở phân DAP, phân lân và NPK trong khi ure ổn định.
 
Trước nhu cầu cải thiện cùng diễn biến giá nguyên vật liệu và cước phí vận chuyển tăng cao, giá các mặt hàng phân bón cũng liên tục gia tăng từ đầu năm đến nay. Tăng mạnh nhất phải kể đến phân ure, tính đến ngày 21/7, giá phân ure các loại tăng khoảng 73-75% tùy loại so với cùng kỳ năm trước lên vùng 640.000 đồng/bao 50 kg. Phân DAP tăng từ 49%-54% tùy loại, NPK Cà Mau và Phú Mỹ tăng trên 30%. Riêng phân NPK Bình Điền tăng giá không nhiều khoảng 6% tính từ đầu năm.
 
Đặc biệt, nhiều loại phân bón tăng giá sốc trong vòng 1 tháng qua, như phân ure tăng hơn 15%, DAP Đình vũ tăng 31%, kali miểng tăng trên 20%.

Đơn vị: đồng/bao (50 kg)
 
Doanh nghiệp phân bón lãi quý II tăng mạnh, vượt kế hoạch năm sau 6 tháng
 
Bối cảnh thị trường thuận lợi đã giúp nhiều doanh nghiệp phân bón tiếp tục báo cáo lợi nhuận tăng mạnh trong quý II, lũy kế 6 tháng vượt xa kết hoạch đặt ra. Thống kê cho thấy các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân DAP, lân, NPK có lợi nhuận quý II tăng mạnh trong khi ure có thể đi ngang hoặc giảm.
 
Sản lượng tiêu thụ phân DAP Đình Vũ của DAP Vinachem (UPCoM: DDV) trong quý II tăng vọt gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước, đạt 70.777 tấn. Giá bán bình quân (đã trừ chiết khấu) là hơn 10,2 triệu đồng/tấn, tăng 23%. Nhờ đó, doanh thu ghi nhận 738 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 55 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 27 tỷ đồng. Đáng chú ý, biên lãi gộp của DAP Vinachem cải thiện mạnh từ 6,3% lên 12,9% trong khi phần lớn doanh nghiệp khác bị sụt giảm vì giá nguyên liệu tăng.
 
Lũy kế 6 tháng, doanh nghiệp phân DAP Đình Vũ ghi nhận doanh thu 1.370 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế 90 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 34 tỷ cùng kỳ năm trước. Đơn vị vượt 32% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm.
 
Sản xuất kinh doanh 2 dòng sản phẩm chính lân và NPK, Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX: LAS) ghi nhận doanh thu quý II đạt 846 tỷ đồng, tăng 33%; lãi sau thuế 28 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 16 tỷ cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp giảm từ 15,8% xuống 13,3% nhưng chi phí bán hàng và chi phí tài chính giảm mạnh đã giúp lợi nhuận doanh nghiệp tăng vọt.
 
Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu thuần của Lâm Thao đạt 1.603 tỷ đồng, tăng 38%; lãi sau thuế 53 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 11 tỷ. Doanh nghiệp đã vượt 86% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
 
Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (HNX: PSE) ghi nhận doanh thu tăng 29% lên 712 tỷ đồng, giá vốn tăng mạnh hơn nên lãi gộp gần như đi ngang ở mức 20,5 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm từ 3,6% về 2,9%. Nhờ giảm chi phí mà lợi nhuận sau thuế tăng 74% lên gần 7 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, doanh thu tăng 18% đạt 1.159 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 17,5 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước và vượt 118% kế hoạch năm.
 
Phân bón và Hóa chất dầu khí miền Trung (HNX: PCE) thông báo doanh thu quý II tăng 29%; lãi sau thuế 10,4 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước. Lũy kế doanh thu 1.317 tỷ đồng, tăng 32,5%; lãi sau thuế 18,4 tỷ đồng, gấp 2,4 lần. Nguyên nhân lợi nhuận nửa đầu năm của doanh nghiệp tăng mạnh nhờ giá phân bón tăng kỷ lục và tích trữ hàng từ năm 2020 chuyển sang.
 
Cả PSEPCE đều là công ty con của Đạm Phú Mỹ đảm nhiệm việc bán hàng, mở rộng thị trường cho công ty mẹ ở các vùng miền khác nhau.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Còn một số doanh nghiệp phân bón lớn chưa công bố BCTC quý II gồm Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM), Đạm Cà Mau (HoSE: DCM) và Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC). Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau chủ yếu sản xuất kinh doanh phân ure, Phân bón Bình Điền là NPK.
 
SSI Research ước lợi nhuận quý II Đạm Phú Mỹ có thể giảm 2% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng tiêu cực của sản lượng tiêu thụ ure giảm và chi phí khí đầu vào tăng.  
 
Trong khi đó, ban lãnh đạo Đạm Cà Mau tiết lộ lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm ước đạt 411 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, lợi nhuận quý II có thể giảm 11% xuống 250 tỷ đồng.
 
Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) thông tin sản lượng tiêu thụ của hầu hết các mặt hàng như phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly, phân bón đều tăng. Qua đó, doanh thu tập đoàn quý II tăng 29% lên 2.039 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sự đổi mới về công nghệ giúp doanh nghiệp giảm chi phí điện năng, chi phí nguyên liệu đầu vào như quặng apatit, than. Biên lợi nhuận gộp duy trì mức tương đương cùng kỳ năm trước 24,3%. Lãi sau thuế đạt 333 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. 
 
Lũy kế nửa đầu năm, doanh thu tăng 29% lên 3.988 tỷ đồng và lãi sau thuế tăng 35% lên 625 tỷ đồng. Doanh nghiệp hoàn thành 53% chỉ tiêu doanh thu và 67% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng.
 
Ban lãnh đạo tập đoàn dự kiến quý III tình hình khả quan hơn quý II. Kế hoạch kinh doanh trong quý III gồm doanh thu tăng 45% lên 2.260 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lập kỷ lục mới với 400 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.
 
Hóa chất Đức Giang sản xuất và kinh doanh sản phẩm phospho vàng, axit WPA, phân bón tổng hợp (MAP, DAP), phân lân, bột giặt… Trong đó, phospho vàng đóng góp doanh thu lớn nhất 47%, các sản phẩm phân bón đóng góp 16,5% (số liệu 2020).
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức