• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:57:25 CH - Mở cửa
Chuyên gia - Tâm lý lo ngại của khối ngoại giảm khi hệ thống mới vận hành
Nguồn tin: Người đồng hành | 08/07/2021 9:28:57 SA
Nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại mua ròng khớp lệnh kỷ lục 2.100 tỷ đồng trong phiên 7/7 tại HoSE.
Lãnh đạo UBCKNN cho biết số dư tiền trên tài khoản nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất lớn, chờ đợi cơ hội giải ngân.
Các chuyên gia đánh giá hệ thống của HoSE do FTP cung cấp vận hành giúp tâm lý e ngại của khối ngoại giảm.
 
Liên tục đổ tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2017-2019 nhưng sau khi dịch Covid-19 bùng phát thì nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh trong năm 2020 với 18.794 tỷ đồng, riêng HoSE 15.214 tỷ đồng. Đà bán vốn của khối ngoại vẫn tiếp diễn đến nửa đầu năm 2021 với giá trị lên đến 30.400 tỷ đồng; riêng sàn HoSE là 29.875 tỷ đồng, gần gấp đôi cả năm trước.
 
Đồng thời, với quy mô tăng mạnh thị trường chứng khoán thời gian qua thì giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ còn chiếm 7,46% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của sàn HoSE, giảm so với mức 7,7% của cả năm 2020 và 16% của năm 2021.
 
Tại buổi talkshow “Thị trường chứng khoán và dự báo”, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết khối ngoại tuy bán ròng trên thị trường cổ phiếu nhưng lại mua ròng trái phiếu, chứng tỏ có sự dịch chuyển trong phân bổ danh mục. Bà Bình cũng phân tích bán ròng khác với rút ròng, con số thống kê của UBCKNN cho thấy số dư tiền mặt trên tài khoản nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán vẫn lớn, chứng tỏ khối ngoại tiếp tục chờ đợi cơ hội giải ngân tiếp theo.
 
Ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông tin tính đến 6 tháng đầu năm thì số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 40.000 tài khoản, trong đó có 5.000 tài khoản của các định chế đầu tư tổ chức ở nước ngoài. Giá trị danh mục đầu tư nước ngoài hiện thời có khoảng 49,5 tỷ USD.
 
Số liệu của tới cuối tháng 3 được ông Vũ Bằng - Nguyên Chủ tịch UBCKNN chia sẻ thêm lượng tiền mặt của nhà đầu tư ngoại trên tài khoản hiện khoảng 2,7 tỷ USD, trong khi con số cuối năm 2020 là 1,2 tỷ USD.
 
Ngoài những yếu tố khách quan như thị trường chứng khoán Mỹ liên tục lập đỉnh, đồng USD tăng giá thì việc “nghẽn lệnh” hệ thống giao dịch HoSE cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại. Ông Petri Deryng, Nhà sáng lập và điều hành quỹ PYN Elite Fund (Phần Lan) từng đánh giá tình trạng “nghẽn lệnh” HoSE là bước lùi nghiêm trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Thomas Hugger, Tổng giám đốc đầu tư Asia Frontier Investments cho rằng đây là vấn đề rất đáng ngại.

 
Khối ngoại mua ròng khớp lệnh kỷ lục trên HoSE phiên 7/7.
 
Tuy nhiên, ngày 5/7 vừa qua, hệ thống của HoSE do FPT cung cấp đã đi vào vận hành chính thức. Hệ thống này kỳ vọng nâng số lệnh từ mức 900.000 đơn vị lên 3-5 triệu đơn vị mỗi phiên và bỏ cơ chế phân bổ đều cho các công ty chứng khoán. Sau 3 phiên giao dịch, dù còn nhiều phát sinh lỗi thời gian đầu vận hành đến từ hệ thống các công ty chứng khoán nhưng thanh khoản thị trường được duy trì ở mức cao, hơn 1 tỷ USD mỗi phiên.
 
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam kỳ vọng dòng vốn ngoại quay trở lại, nhưng sẽ vào thời điểm định giá thị trường ở mức hấp dẫn. Trong đó, dòng vốn ETF sẽ là dòng vốn dẫn đầu và sôi động trên thị trường giai đoạn tới.
 
Chuyên gia đến từ Chứng khoán Yuanta Việt Nam phân tích có ba tác động từ hệ thống giao dịch mới đi vào vận hành là thanh khoản sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2021, tiến độ đánh giá nâng hạng lên thị trường mới nổi khả quan hơn và giảm tâm lý lo ngại về hệ thống của khối ngoại trong thời gian qua.
 
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận kinh tế vĩ mô và chiến lược Thị trường, khối phân tích, Chứng khoán VNDirect cũng cho rằng khi hệ thống giao dịch mới đi vào vận hành, tình trạng nghẽn lệnh được giải quyết sẽ có tác động tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư, cải thiện hình ảnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong mắt khối ngoại. Qua đó, quá trình nâng hạng thị trường được thúc đẩy. Mặt khác, việc triển khai hệ thống giao dịch nâng cấp giúp nâng cao dung lượng thị trường, tạo cơ sở để thu hút và hấp thụ thêm dòng tiền mới đổ vào thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
 
Dù vậy, ông Hinh không quá kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm. Nguyên nhân là tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, dòng vốn đầu tư quốc tế có xu hướng đầu tư vào các thị trường phát triển vốn được coi là ít rủi ro hơn thị trường mới nổi và cận biên. Thứ hai, Fed phát đi tín hiệu thu hẹp dần chính sách nới lỏng tiền tệ kể từ đầu năm 2022, điều này có thể thúc đẩy đà tăng giá của đồng USD cũng như gây áp lực tới triển vọng của các thị trường mới nổi và cận biên.
 
Sau khi hệ thống mới của HoSE do FPT cung cấp đi vào vận hành thì giao dịch khối ngoại có sự cải thiện đáng kể. Phiên ngày 5/7, khối ngoại bán ròng 69 tỷ đồng và đến phiên 6/7 mua ròng nhẹ 46 tỷ đồng. Đặc biệt, sau phiên thị trường lao dốc, VN-Index giảm đến 56 điểm thì khối ngoại đã bất ngờ quay lại mua ròng khớp lệnh kỷ lục trong ngày 7/7. Cụ thể, khối này mua ròng 48,2 triệu cổ phiếu, giá trị gần 2.100 tỷ đồng – vượt qua phiên ngày 17/8/2017 với 1.460 tỷ đồng và thiết lập kỷ lục mới.
 
Theo SSI Research, trong những ngày đầu tháng 7, tiếp tục ghi nhận xu hướng tích cực ở các quỹ VFM VN30, VFM VNDiamond và Fubon mua ròng trở lại. Bên cạnh đó, quỹ Asian Growth CUBS ETF mới được thành lập trong tháng 6 dù quy mô quỹ còn nhỏ (2 triệu USD) và chỉ khoảng 27% tổng tài sản của quỹ được phân bổ vào thị trường Việt Nam nhưng cũng được kỳ vọng sẽ thu hút thêm dòng vốn trong thời gian tới.
 
Với quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF, trong 2 phiên giao dịch gần nhất (5/7 và 6/7), đã hút ròng tổng cộng hơn 400 triệu Đài Tệ, tương ứng 14,4 triệu USD và xu hướng hút vốn này có thể sẽ chưa sớm chấm dứt.
 
Fubon FTSE Vietnam ETF là quỹ ETF từ Đài Loan (Trung Quốc), bắt đầu giải ngân vào TTCK Việt Nam từ cuối tháng 3. Sau giai đoạn khởi đầu hút vốn khá mạnh, dòng vốn vào quỹ đã chững lại trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6. Tuy nhiên trong những phiên giao dịch đầu tháng 7, quỹ đã hút vốn trở lại.
 
Theo số liệu chốt ngày 6/7, quy mô danh mục Fubon FTSE Vietnam ETF đạt gần 11 tỷ Đài Tệ (khoảng 9.100 tỷ đồng).