Thị trường hồi phục tới 3 tuần nhưng cũng có những cổ phiếu gần như trật nhịp. VRE của CTCP Vincom Retail là một trường hợp điển hình khi chỉ dắt ngang dưới MA200.
Ảnh minh họa.
VRE để mất xu hướng tăng dài hạn
Tuần qua, cổ phiếu
VRE hầu như tăng không đáng kể từ mức 27.950 đồng/cổ phiếu lên 28.000 đồng/cổ phiếu. Diễn biến 2 tuần trước đó của
VRE cũng trái ngược hoàn toàn với VN-Index khi chỉ số đã có tới 3 tuần liên tiếp tăng điểm tốt.
Dưới góc độ kỹ thuật,
VRE hầu như đã để mất xu hướng tăng dài hạn khi thủng đường MA200 trong khi đó đây là điều VN-Index không hề cho phép xảy ra trong đợt điều chỉnh vừa qua.
Cách vận động giá trong quá khứ của
VRE có thể giúp cổ phiếu này không tiêu cực hơn bởi vùng giá hiện tại đã chạm vào vùng tích lũy trong 6 tháng năm ngoái. Người cầm cổ phiếu tới giai đoạn này có lẽ cũng khó còn có lý do nào để bán tháo một cổ phiếu hàng đầu trong VN30.
Tuy nhiên, với nhà đầu tư nhỏ lẻ đã cầm cổ phiếu trong 3 tuần qua, cảm giác chắc chắn là không hề dễ chịu khi thị trường chung đã dần hồi phục về vùng 1.400 điểm. Các nhóm ngành Cảng biển, Phân bón, Bất động sản, Tiêu dùng liên tục làm mưa làm gió trên thị trường.
So ngay trong các cổ phiếu "gia đình" Vingroup,
VRE dường như bị "ra rìa" khi VHM vẫn đang trong xu hướng tăng chắc chắn còn VIC đã rục rịch rướn khỏi MA200.
Vì vậy,
VRE ở thời điểm hiện tại sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu có tầm nhìn dài và có sự kiên nhẫn với quá trình trở lại xu hướng tăng của cổ phiếu này.
Quý 3 kém khả quan nhưng kỳ vọng hồi phục vào quý 4
Dịch bệnh COVID bùng phát trở lại vào đầu tháng 6 khiến cho ngành bán lẻ nói chung và
VRE nói riêng chịu ảnh hưởng khi phải đóng cửa nhiều trung tâm thương mại, đặc biệt là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM vốn chiếm hơn 30% trung tâm thương mại.
Doanh thu quý 2 của
VRE đã giảm nhẹ 7,3% còn 1.510 tỷ đồng, trong đó doanh thu hoạt động cho thuê tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm trước, còn doanh thu từ bàn giao sản phẩm bất động sản giảm mạnh chỉ còn 96 tỷ đồng (cùng kỳ lên đến 294 tỷ đồng).
Lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ 12,9% lên 388 tỷ đồng nhờ các biện pháp cắt giảm chi phí hoạt động; cùng với doanh thu tài chính tăng hơn so với cùng kỳ 10 tỷ đồng cũng góp phần giúp lãi ròng tăng nhẹ kỳ này.
Bên cạnh đó,
VRE cũng hỗ trợ 350 tỷ đồng đối với khách thuê trong quý 2, tương đương với cùng kỳ năm trước khoảng 375 tỷ đồng.
Đáng chú ý, các chỉ số nợ vay giảm đáng kể khi tổng nợ vay chỉ còn xấp xỉ 7.400 tỷ đồng (giảm gần 25% so với quý 1 và 33% so với cùng kỳ năm ngoái). Điều này kỳ vọng sẽ giúp
VRE giảm bớt áp lực lãi vay trong tương lai khi mà tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến khó lường.
Kết thúc 6 tháng đầu năm,
VRE đạt được 3.737 tỷ đồng doanh thu và 1.169 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 13% và 40% so với cùng kỳ năm trước và đạt 42% chỉ tiêu doanh thu và 47% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tuy vậy với tình hình diễn biến dịch phức tạp như hiện nay, CTCK Mirae Asset dự phóng kết quả kinh doanh quý 3 năm nay sẽ giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng kỳ vọng sẽ bật lại mạnh mẽ trong quý 4 khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát và các trung tâm thương mại được mở lại.
MAS dự phóng doanh thu
VRE năm 2021 có thể đạt 8.543 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,592 tỷ đồng. Tương đương, doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ lần lượt 2,6% và 8,7%.
Được biết, trong nửa cuối năm 2021,
VRE sẽ khánh thành VMM Smart City Hà Nội, Vincom Plaza Bạc Liêu và Vincom Plaza Mỹ Tho, nâng tổng số diện tích sàn lên 1.8 triệu m2 (tăng 9% so với mức 1.654 triệu m2 hiện nay).